Theo ICCT, các hãng hàng không phải bắt đầu cắt giảm lượng khí thải trước cuối thập kỷ này và từ năm 2025 nếu có thể.
Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu năm 2015 yêu cầu các quốc gia hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C và cố gắng đạt được mức 1,5 độ C. Trong khi đó, nhiệt độ bề mặt trung bình của Trái đất đã tăng 1,2 độ C so với mức ở thời kỳ tiền công nghiệp.
Để dự báo lượng phát thải trong lĩnh vực hàng không, ICCT đã hoạt động 3 mô hình giả định các mức độ khác nhau về giao thông, hiệu quả sử dụng nhiên liệu và các yếu tố khác.
Tất cả các mô hình này đều được xây dựng và cải thiện theo kịch bản dự báo điều gì sẽ xảy ra nếu vấn đề tiếp diễn như hiện nay, khi thế giới có thể phải hứng chịu gần 50 tỷ tấn CO2 được thải ra vào giữa thế kỷ - nhiều hơn lượng phát thải hàng năm từ tất cả các nguồn hiện nay.
Mô hình lạc quan nhất là mô hình giả định tăng cường đầu tư vào máy bay và nhiên liệu không carbon, sử dụng nhiên liệu hóa thạch đạt đỉnh vào năm 2025 và giảm dần vào năm 2050. Mô hình này sẽ giúp giảm 22,5 tỷ tấn khí thải vào năm 2050.
ICCT cho biết, để làm được như vậy, ngành hàng không phải cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống một lượng phù hợp 1,75 độ C. Tuy vậy, sẽ đòi hỏi các chính sách tích cực để đạt đỉnh lượng khí thải chậm nhất vào năm 2030.
Tác giả chính của báo cáo, ông Brandon Graver nhận xét rằng những phát hiện này tích cực hơn dự đoán nhưng vẫn đáng lo ngại. Ông nói: “Chiến lược tổng thể về máy bay và nhiên liệu sạch sẽ cắt giảm lượng khí thải sâu hơn chúng ta dự đoán. Tuy nhiên, các chính sách công sẽ cần thiết để đạt đỉnh lượng khí thải sớm nhất vào năm 2025 nhằm giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính xuống 1,75 độ C”.
Vào tháng 10 năm ngoái, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), đại diện cho 290 hãng hàng không, chiếm 83% lưu lượng hàng không toàn cầu đã cam kết đạt được mức phát thải carbon ròng (cắt giảm phát thải về mức càng gần 0 càng tốt) vào năm 2050.
Ngành công nghiệp hàng không là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất và là một trong những ngành khó khử carbon nhất. Nhiều chuyên gia đang tin tưởng vào những đổi mới trong nhiên liệu hydro hay còn gọi là nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) được làm từ nguồn tái tạo không phải nhiên liệu hóa thạch để đáp ứng các mục tiêu của ngành.
Cải thiện hiệu quả hoạt động ngành hàng không cũng giúp giảm thiểu ô nhiễm carbon của ngành. IATA đã dành chi phí cho những cải tiến như vậy lên đến 1,55 nghìn tỷ USD trong vòng 30 năm.
Các dự án của IATA tiếp tục phát triển trong lĩnh vực du lịch hàng không. Ngành hàng không dự kiến sẽ vận chuyển 10 tỷ hành khách vào giữa thế kỷ này, cao hơn gấp đôi so với 4,5 tỷ vào năm 2019, năm gần đây nhất không bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19.