Pháp là nước thứ tư vượt qua mốc 10.000 ca tử vong vì COVID-19
Pháp đã chính thức xác nhận hơn 10.000 trường hợp tử vong do nhiễm COVID-19, khiến nước này trở thành quốc gia thứ tư vượt qua ngưỡng đó sau Ý, Tây Ban Nha và Mỹ.
Số liệu chính thức cho thấy số người tử vong gia tăng vào ngày 7/4 trong ngày thứ hai liên tiếp.
Phát biểu tại một cuộc họp báo, người đứng đầu cơ quan y tế công cộng Pháp, ông Jerome Salomon cho biết đại dịch vẫn đang lan rộng ở Pháp, hiện đang trong tuần thứ tư của lệnh phong tỏa quốc gia nhằm nỗ lực ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Tuy nhiên, ông Salomon cho biết số ca nhiễm COVID-19 nghiêm trọng đang được điều trị tại các đơn vị chăm sóc đặc biệt chỉ tăng 0,8% trong 24 giờ trước - ngày thứ 8 liên tiếp có số ca bệnh nghiêm trọng giảm.
Trước đó vào ngày 7/4, Ý, quốc gia có số người chết vì COVID-19 cao nhất ở mức 17.127, đã xác nhận sự sụt giảm lần thứ tư liên tiếp hàng ngày về số lượng người được chăm sóc đặc biệt.
Một bệnh nhân mắc COVID-19 được điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện của Viện nghiên cứu Mutualiste Montsouris (IMM) ở Paris, Pháp vào ngày 6/4/2020. Ảnh: Reuters |
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết lệnh phong tỏa, trong giai đoạn này được cho là sẽ diễn ra cho đến ngày 15/4, sẽ không xảy ra qua đêm.
Nhà chức trách thắt chặt các biện pháp phong tỏa ở Paris, cấm hoạt động thể thao ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối.
Ông Salomon cho biết: “Số người chết trong các bệnh viện ở Pháp sau khi nhiễm COVID-19 đã tăng lên tổng cộng 7.091 người. Tuy nhiên, nếu tính cả dữ liệu một phần về số ca tử vong trong các viện dưỡng lão thì số người chết vì căn bệnh này hiện là 10.328”.
Tại Pháp, tổng số ca nhiễm COVID-19 được xác nhận tại các bệnh viện hiện là 78.167, và số ca nhiễm hoặc nghi ngờ nhiễm tại các viện dưỡng lão là 30.902.
Mỹ cam kết đảm bảo vật tư y tế thiết yếu trong nước
Ngày 7/4, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết nước này sẽ bổ sung 225 triệu USD vào các khoản viện trợ toàn cầu của Mỹ nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 trên thế giới. Bên cạnh đó, ông Mike Pompeo nhấn mạnh chính quyền Mỹ cũng sẽ đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu về vật tư y tế thiết yếu trong nước.
Cũng trong ngày 7/4, Thống đốc bang Maryland Larry Hogan thông báo chính quyền liên bang đã coi hành lang thủ đô Washington D.C. và Baltimore, bang Maryland là điểm nóng mới của đại dịch COVID-19 tại Mỹ.
Nhân viên y tế chuyển thiết bị bảo vệ bên ngoài Trung tâm Chăm sóc sức khỏe Lynn Valley, một nhà chăm sóc người cao tuổi tại Bắc Vancouver, British Columbia, Canada vào ngày 9/3/2020. Ảnh: Reuters |
Hành lang trên sẽ trở thành một ưu tiên trong cuộc chiến chống dịch COVID-19 trong bối cảnh bang Maryland ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt lên đến 4.371 ca trong sáng 7/4 và có 103 người chết. Trong khi đó, thủ đô Washington D.C. xác nhận 1.200 ca nhiễm COVID-19 và 22 ca tử vong.
COVID-19 gây thiệt hại nặng nề cho các viện dưỡng lão ở Canada
Với số ca tử vong tại các viện dưỡng lão chiếm gần một nửa số ca tử vong do COVID-19 tại Canada, các tỉnh trong nước đang kiểm soát lực lượng lao động của họ, tăng lương cho nhân viên chăm sóc và trả lương cho các thanh tra viên y tế tại các bệnh viện để ngăn chặn virus corona lây lan ở người lớn tuổi.
Trong một viện dưỡng lão ở Ontario, hơn một phần ba cư dân, 27 người, đã chết kể từ ngày 25/3 và hơn một nửa nhân viên của họ có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 do thiếu thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE).
Theo dữ liệu tại tỉnh Quebec, 60% số ca tử vong là ở nhà của người cao niên hoặc các cơ sở chăm sóc dài hạn và một phần tư của các viện dưỡng lão trong tỉnh này có ít nhất một trường hợp nhiễm.
Người dân trong các viện dưỡng lão và các cơ sở chăm sóc dài hạn rất dễ bị tổn thương vì COVID-19 do hệ thống miễn dịch của họ yếu hơn.
“Những người khác vô tình có thể truyền bệnh, và đây là vấn đề. Thông thường, đó là sự lây nhiễm từ ngoài vào các viện dưỡng lão”, bác sĩ Roger Wong, Giáo sư lâm sàng về y khoa lão khoa tại Đại học British Columbia cho biết.
Tại British Columbia, nơi có 68% ca tử vong ở tỉnh tại các viện dưỡng lão, virus corona lây lan qua các khu dân cư khác nhau khi nhân viên chăm sóc được trả lương thấp tìm cách tăng thu nhập của họ bằng cách làm việc tại nhiều nhà.
Cán bộ y tế của tỉnh này ban hành các hạn chế nghiêm ngặt về việc ai có thể đến các cơ sở chăm sóc dài hạn, nhân viên hạn chế chỉ làm việc tại một nhà trong một khoảng thời gian cố định và cấm chuỷen bệnh nhân giữa các cơ sở.
Ở Alberta, nơi có 56% số ca tử vong tại các viện dưỡng lão, nhân viên làm việc tại những viện có nhiều người cao niên có trách nhiệm phải thông báo cho người giám sát nếu họ làm việc tại một cơ sở nơi đã có trường hợp nhiễm hoặc nghi nhiễm.
Tính đến hết ngày 7/4, Canada đã xác nhận 17.063 ca nhiễm COVID-19 và 345 người chết.
Ontario, tỉnh đông dân nhất Canada, đã ban hành lệnh khẩn cấp giúp các viện dưỡng lão lâu năm linh hoạt hơn trong việc tuyển dụng nhân viên, bỏ qua các thỏa thuận thương lượng tập thể vốn hạn chế những người có thể được thuê và sử dụng các tình nguyện viên, cũng như triển khai lại các thanh tra viên để giúp đỡ thêm.
Trao đổi với báo giới, Doug Ford, Thủ hiến bang Ontario cho biết: “Những gì chúng tôi thấy đang xảy ra với người cao niên và trong các cơ sở chăm sóc dài hạn của chúng tôi ... thật khó để xử lý, khó hiểu và khó đối phó”.
Trung Quốc chính thức dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại Vũ Hán
Kể từ 0h đêm 8/4 theo giờ địa phương, thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã chính thức được dỡ bỏ lệnh phong tỏa được thực thi sau 77 ngày. Mặc dù đã dỡ bỏ lệnh phong tỏa nhưng giới chức trách thành phố này vẫn yêu cầu người dân hết sức cảnh giác bởi việc không có ca nhiễm mới không đồng nghĩa với rủi ro sẽ kết thúc.
Sau khi dỡ bỏ lệnh phong tỏa, toàn bộ hệ thống sân bay, đường sắt, đường thủy, cao tốc và xe khách ở thành phố Vũ Hán sẽ tiếp tục hoạt động. Tuy nhiên, giới chức trách trong nước vẫn khuyến cáo người dân không ra khỏi khu vực họ sinh sống, cũng như thành phố Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc trừ trường hợp cần thiết.
Cập nhật lúc 7h40 ngày 8/4/2020:
Thế giới: 1.425.932 người mắc; 81.978 người tử vong, trong đó:
- Mỹ: 395.739 người mắc; 12.796 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 141.942 người mắc; 14.045 người tử vong.
- Ý: 135.5867 người mắc; 17.127 người tử vong.
- Đức: 107.663 người mắc; 2.016 người tử vong.
Việt Nam: 251 trường hợp mắc COVID-19. Trong đó:
16 người mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi bệnh hoàn toàn (giai đoạn 1).
106 bệnh nhân (BN17, BN18, BN19, BN21, BN22, BN23, BN 24, BN25, BN27,BN29, BN 30,BN 31, BN32, BN33, BN34, BN35, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN45, BN46, BN47, BN 48, BN 49, BN51, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN57, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64 , BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN72 BN73, BN84, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN80, BN81, BN82, BN83, BN85, BN88, BN89, BN90, BN93, BN 95 , BN 96, BN 98, BN99, BN100, BN 101,BN 102,BN 103,BN 104, BN107, BN110, BN111, BN112, BN113,BN116, BN117, BN118, BN 119, BN 120, BN121, BN122, BN 123,BN129, BN130, BN 131, BN132,BN136, BN137, BN138, BN140, BN142, BN 150, BN154, BN 159,BN 160, BN179, BN187, BN192, BN197, BN198, BN200, BN222) mắc COVID-19, tính từ ngày 6/3 đến 7/4 được chữa khỏi (giai đoạn 2).