Cập nhật tình hình dịch COVID-19 sáng 18/4: Ý thay đổi cách tiếp cận phong tỏa mới, châu Phi vẫn có thể ngăn chặn dịch

Mai Đan| 18/04/2020 09:23

(TN&MT) - Tính đến 6h ngày 18/4, thế giới có hơn 2,1 triệu người mắc và hơn 147 người tử vong. Trong bối cảnh số người chết vì COVID-19 tại Ý cao hơn, nước này đã khuyến khích cách tiếp cận phong tỏa mới.

WHO: Không chắc chắn các kháng thể có thể chống lại COVID-19

Phát biểu tại một cuộc họp ngắn vào ngày 17/4, Tiến sĩ Mike Ryan, chuyên gia về các vấn đề khẩn cấp hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tổ chức này không chắc chắn rằng liệu sự xuất hiện của kháng thể trong máu có thể bảo vệ hoàn toàn các trường hợp khỏi tình trạng tái nhiễm COVID-19 hay không.

Ông Ryan cũng cho rằng ngay cả khi kháng thể có hiệu quả, có rất ít dấu hiệu cho thấy một số lượng lớn người đã phát triển chúng và ít dấu hiệu miễn dịch cho đa số cộng đồng.

“Ngay bây giờ, rất nhiều thông tin sơ bộ đến với chúng ta sẽ cho thấy tỷ lệ dân số thấp đã chuyển đổi huyết thanh (để sản xuất kháng thể)”, ông Ryan nhấn mạnh.

“Dự đoán cho thấy đa số người dân trong xã hội có thể đã phát triển các kháng thể, bằng chứng chung đang chỉ ra điều đó, vì vậy nó có thể không giải quyết được vấn đề của các quốc gia”, ông Ryan nói.

Số người chết vì COVID-19 toàn cầu chạm tới gần 150.000

Theo thống kê của Reuters, tính đến hết ngày 17/4, số ca tử vong trên toàn thế giới liên quan đến virus corona chủng mới (virus SARS-CoV-2) gây dịch bệnh COVID-19 đã lên tới gần 150.000.

Ca tử vong đầu tiên xảy ra tại thành phố Vũ Hán, thủ phủ của tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào ngày 9/1. 83 ngày sau có thêm 50.000 người chết đầu tiên và chỉ hơn 8 ngày sau con số này tăng lên 100.000. Số người chết vì bệnh COVID-19 tăng từ 100.000 đến gần 150.000 cũng chỉ sau 8 ngày.

Nhân viên nhà xác vận chuyển thi thể của một người ở nơi cư trú cao tuổi sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Brussels, Bỉ vào ngày 14/4/2020. Ảnh: Reuters

Số người tử vong vì COVID-19 cho đến nay vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với số người chết vì cúm Tây Ban Nha, bắt đầu vào năm 1918 và ước tính đã làm chết hơn 20 triệu người vào thời điểm nó bùng phát vào năm 1920.

Ở nhiều quốc gia, dữ liệu chính thức chỉ bao gồm các trường hợp tử vong được xác nhận tại bệnh viện, không tính các trường hợp chết tại nhà hoặc viện dưỡng lão.

Theo Hãng tin Reuters, tính đến sáng sớm 18/4 (theo giờ địa phương), Mỹ ghi nhận hơn 680.000 ca nhiễm COVID-19. Tây Ban Nha đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 188.000 trường hợp nhiễm, tiếp theo là Ý.

Ý: Số người chết vì COVID-19 cao hơn, khuyến khích cách tiếp cận phong tỏa mới

Trong ngày 17/4, số ca tử vong vì đại dịch COVID-19 ở Ý đã tăng thêm 575, tăng hơn so với 525 ca một ngày trước đó, trong khi số ca mắc mới giảm nhẹ và các nhà khoa học cảnh báo rằng sự lây nhiễm hiện chủ yếu xảy ra giữa các thành viên trong gia đình.

Cùng ngày, số liệu thống kê hàng ngày của Ý cho thấy số ca nhiễm mới đứng ở mức 3.493, giảm so với 3.786 ca một ngày trước đó.

Sự thay đổi này thấp hơn đáng kể so với các đỉnh đạt được vào khoảng cuối tháng 3/2020, nhưng xu hướng giảm đã không theo hướng như đã được dự đoán rộng rãi ở một quốc gia bị phong tỏa trong gần 6 tuần.

“Có lẽ hầu hết số ca nhiễm xảy ra trong các gia đình kể từ khi nước này áp dụng lệnh phong tỏa”, Giovanni Rezza, Giám đốc khoa bệnh truyền nhiễm của Viện Y tế quốc gia Italy (ISS) cho biết tại một cuộc họp báo.

Tuy có dấu hiệu rõ ràng rằng dịch đã giảm nhưng việc số ca tử vong và nhiễm bệnh vẫn ở mức cao trong gần 2 tuần qua bắt đầu khiến giới chức nước Ý phải tính đến việc thay đổi cách tiếp cận.

Giáo sư Gianni Rezza của Viện Y học cấp cao Ý cho rằng phần lớn số ca nhiễm mới hiện nay tại Ý có thể là trong các hộ gia đình.

Một gia đình nói chuyện với bạn bè bên dưới cửa sổ của họ khi Ý vẫn đang trong thời gian phong tỏa do sự lây lan của đại dịch COVID-19 ở Venice, Ý vào ngày 17/4/2020. Ảnh: Reuters

Đồng quan điểm với Giáo sư Gianni Rezza, chuyên gia vật lý hạt nhân Paolo Branchini, người chuyên phân tích số liệu COVID-19 tại Ý cho biết, hiệu ứng của lệnh phong tỏa hơn 1 tháng qua tại Ý đã hết và đất nước này cần phải thay đổi chiến lược, bằng cách đưa tất cả những người nhiễm bệnh đang cách ly tại nhà vào các trung tâm cách ly riêng, tránh xa người thân.

Biện pháp trên đã được triển khai rộng rãi tại các nước châu Á ngay từ thời điểm dịch bệnh bắt đầu bùng phát và cũng đã được áp dụng tại Tây Ban Nha – nước chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19 lớn thứ 2 tại châu Âu trong nhiều tuần qua.

Theo Reuters, Cơ quan Bảo vệ Dân sự Ý cho biết tính đến hết ngày 17/4, tổng số người chết vì COVID-19 tại nước này đã tăng lên hơn 22.000, cao thứ hai trên thế giới sau Mỹ.

Tuy nhiên, chính quyền Ý thừa nhận rằng số người tử vong trên thực tế cao hơn nhiều.

WHO: Châu Phi vẫn có thể ngăn chặn COVID-19

Ngày 17/4, một quan chức cấp cao của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết châu Phi vẫn có thể ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 do virus corona chủng mới gây ra.

“Quan chức này cho biết các quốc gia châu Phi có thể đạt được nhiều hơn những gì người khác mong đợi”, ông Mike Ryan, người đứng đầu chương trình khẩn cấp của WHO cho biết.

Ông cho rằng căn bệnh này đã vượt qua khả năng được ngăn chặn. Nhận định của ông được đưa ra sau khi Ủy ban Kinh tế Liên hợp quốc về châu Phi (ECA) cho rằng đại dịch có thể sẽ làm chết ít nhất 300.000 người châu Phi và có nguy cơ đẩy 29 triệu người vào tình trạng nghèo đói cùng cực.

Cập nhật lúc 6h ngày 18/4/2020:
Thế giới: 2.192.459 người mắc; 147.360 người tử vong, trong đó:
- Mỹ: 678.210 người mắc; 34.641 người tử vong.
- Ý: 168.941 người mắc; 22.170 người tử vong.
- Tây Ban Nha: 184.948 người mắc; 19.315 người tử vong.
- Pháp: 165.027 người mắc; 17.920 người tử vong.
Việt Nam: 268 trường hợp mắc COVID -19. Trong đó, tổng cộng 198 người đã được chữa khỏi.
16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
182 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 06/3 đến ngày 16/4) được chữa khỏi (giai đoạn 2) gồm: BN17, BN18, BN19, BN21, BN22, BN23, BN24, BN25, BN26, BN27, BN28, BN29, BN30, BN31, BN32, BN33, BN34, BN35, BN36, BN37, BN38, BN39, BN40, BN41, BN42, BN43, BN44, BN45, BN46, BN47, BN48, BN49, BN50, BN51, BN52, BN53, BN 54, BN55, BN56, BN57, BN58, BN59, BN60, BN61, BN62, BN63, BN64, BN66, BN67, BN68, BN69, BN70, BN71, BN72, BN73, BN74, BN75, BN76, BN77, BN78, BN79, BN80, BN81, BN82, BN83, BN84, BN85, BN86, BN87, BN88, BN89, BN90, BN93, BN94, BN95, BN96, BN98, BN99, BN100, BN101, BN102, BN103, BN104, BN105, BN106, BN107, BN 108, BN109, BN110, BN111, BN112, BN113, BN114, BN115, BN116, BN117, BN118, BN119, BN120, BN121, BN122, BN123, BN125, BN126, BN128, BN129, BN130, BN131, BN132, BN 133, BN135, BN136, BN137, BN138, BN 139, BN140, BN142, BN144, BN145, BN146, BN148, BN149, BN150, BN152, BN153, BN154, BN155, BN157, BN159, BN160, BN168, BN169, BN171, BN172, BN173, BN174, BN175, BN177, BN179, BN183, BN186, BN187, BN188, BN189, BN190, BN191, BN192, BN194, BN197, BN198, BN199, BN200, BN202, BN203, BN204, BN205, BN208, BN211, BN213, BN214, BN217, BN219, BN 220, BN221, BN222, BN223, BN229, BN231, BN232, BN234, BN235, BN237, BN239, BN242, BN249, BN251.
Theo Tổng hợp từ Reuters, Tân Hoa Xã & CNN
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cập nhật tình hình dịch COVID-19 sáng 18/4: Ý thay đổi cách tiếp cận phong tỏa mới, châu Phi vẫn có thể ngăn chặn dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO