Cập nhật dịch COVID-19 sáng 2/6: Các nhà khoa học “săn lùng” các điểm nóng đại dịch ở châu Phi và Mỹ Latinh

Mai Đan| 02/06/2020 10:03

(TN&MT) - Làn sóng đầu tiên của đại dịch COVID-19 có thể suy yếu dần. Đối với các nhà phát triển vắc-xin, đó có thể là một vấn đề.

Các nhà khoa học ở châu Âu và Mỹ cho rằng sự thành công tương đối của các chính sách phong tỏa và giãn cách xã hội nghiêm ngặt đồng nghĩa với tốc độ lây truyền virus corona gây bệnh COVID-19 có thể ở mức thấp ở một số khu vực.

Họ có thể cần nhìn xa hơn, đến các điểm nóng đại dịch ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, để có được kết quả thuyết phục.

Nhiều người khốn đốn vì lệnh phong tỏa

Carlos Sosa, người Salvador làm nghề phục vụ ở New York, đã từng gửi 500 USD mỗi tháng về nhà cho mẹ của anh để giúp bà chi trả các hóa đơn y tế và thực phẩm. Sau khi COVID-19 tấn công khiến anh mất việc vào đầu tháng 3, Sosa đã sử dụng hết cả tiền tiết kiệm và không thể gửi tiền về cho mẹ của anh nữa.

Lệnh phong tỏa tại các quốc gia giàu có và những “cú hích” mà những hạn chế do COVID-19 đã khiến nền kinh tế của những nước này đang cắt đứt một huyết mạch sống còn đối với nhiều người thường dễ bị tổn thương trên khắp thế giới.

Tương lai của ngành du lịch?

Là một trong những quốc gia có tỉ lệ nhiễm COVID-19 thấp nhất thế giới (11 ca nhiễm) và không có ca tử vong nào, Seychelles được đánh giá là nước có thể phục hồi lại ngành du lịch sớm sau đại dịch.

Theo người đứng đầu Cơ quan Xúc tiến Du lịch Sri Lanka, nước này sẽ dỡ bỏ một số hạn chế đối với ngành du lịch vào ngày 1/8. Một nhóm nhỏ khách du lịch sẽ được phép nhập cảnh nếu có giấy chứng nhận từ chính phủ của họ hoặc một cơ quan có uy tín cho thấy họ không nhiễm COVID-19.

Họ sẽ được xét nghiệm khi đến Sri Lanka, sẽ phải ở trong các khách sạn năm sao với các biện pháp an toàn nghiêm ngặt, và sẽ được phép đến các địa điểm bao gồm các công viên và bãi biển quốc gia.

Singapore nhanh chóng xây dựng nơi ở cho 60.000 người di cư 

Chính phủ Singapore đang chạy đua để dựng thêm nhà ở cho khoảng 60.000 công nhân nhập cư vào cuối năm nay trong bối cảnh nước này tìm cách giảm mật độ trong các ký túc xá đã chứng kiến ​​sự bùng phát hàng loạt ca nhiễm COVID-19.

Quốc gia có 5,7 triệu người này có hơn 35.000 ca nhiễm, một trong những con số lớn nhất ở châu Á, phần lớn là do lây nhiễm trong nhà ở chật chội, nơi chứa hơn 300.000 công nhân chủ yếu là người Nam Á.

Singapore sẽ tạo thêm không gian thông qua các khu vực tạm thời có thể được kết hợp nhanh chóng dưới dạng mô-đun.

Các bộ nhân lực và phát triển quốc gia ngày 1/6 cho biết nước này cũng sẽ tạm thời sửa sang các cơ sở vật chất nhà nước không sử dụng, chẳng hạn như các trường học cũ và các nhà máy bỏ trống.

Chính phủ cho biết ký túc xá là một cách tiếp cận thực tế đối với người lao động nhập cư ở nơi khan hiếm đất như Singapore, nhưng nước này đang tìm cách cải thiện tiêu chuẩn chỗ ở.

Nước này đang thử nghiệm các tiêu chuẩn mới, bao gồm tăng không gian sống cho mỗi cư dân, giảm số giường trong mỗi phòng và giảm số người sẽ dùng chung nhà vệ sinh và phòng tắm.

Công nhân nhập cư nhìn ra ngoài cửa sổ trong ký túc xá trong thời điểm dịch COVID-19 bùng phát ở Singapore vào ngày 15/5/2020. Ảnh: Reuters

Về lâu dài, Singapore đang lên kế hoạch xây dựng các ký túc xá mới có thể sử dụng lâu dài với sức chứa tới 100.000 công nhân, sẽ mất vài năm để hoàn thành. Tuy nhiên, ký túc xá đầu tiên sẽ sẵn sàng đưa vào sử dụng trong 1-2 năm tới.

Chính phủ cũng đang nghiên cứu khả năng xây dựng và cho thuê các ký túc xá này. Hiện nay, các nhà khai thác thương mại xây dựng và vận hành chúng.

Cho đến nay, Singapore đã xác định 40.000 công nhân nhập cư bị nhiễm trùng, trong số đó có hơn 20.000 người đã khỏi bệnh.

Ấn Độ có số ca nhiễm COVID-19 vượt qua Pháp

Bộ Y tế Ấn Độ ngày 1/6 cho biết số ca nhiễm COVID-19 tại nước này đã tăng đến hơn 190.000 người, vượt qua Pháp và trở thành nước có số ca nhiễm cao thứ 7 trên thế giới, trong bối cảnh nước này đã nới lỏng hầu hết các hạn chế sau khi phong tỏa 2 tháng.

Theo thống kê của Reuters, với 8.392 trường hợp nhiễm mới so với ngày hôm trước, con số cao kỷ lục, Ấn Độ hiện đứng sau Mỹ, Brazil, Nga, Anh, Tây Ban Nha và Ý.

Sự chỉ trích đã tăng lên trong những ngày gần đây khi lệnh phong tỏa đất nước đột ngột của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi tháng 3 đã không thể ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh trong khi phá hủy sinh kế của hàng triệu người trong số 1,3 tỷ người phụ thuộc vào tiền lương hàng ngày.

Ngày 1/6, hàng ngàn người đã có mặt tại 200 chuyến tàu mới nối lại các dịch vụ trên khắp đất nước, hầu hết trong số đó là công nhân nhập cư và gia đình họ rời khỏi các đô thị như Delhi và Mumbai để ở trong nhà.

“Những người di cư được phép về nhà khi dịch bệnh bắt đầu giảm tốc độ lây lan”, Hiệp hội Y tế Công cộng Ấn Độ, Hiệp hội Y tế Dự phòng và Xã hội Ấn Độ và Hiệp hội Dịch tễ học Ấn Độ cho biết trong một tuyên bố chung.

“Những người di cư quay trở lại hiện đang lây nhiễm đến mọi nơi trên đất nước, chủ yếu là ở khu vực nông thôn và bán thành thị, ở các huyện có hệ thống y tế công cộng tương đối yếu”, các chuyên gia nhấn mạnh.

Theo Reuters, số ca tử vong do COVID-19 ở Ấn Độ ở mức 5.394, vẫn còn nhỏ so với các quốc gia khác có số ca nhiễm tương tự, theo chính phủ một phần là do lệnh phong tỏa đã giúp tránh các trường hợp gia tăng theo cấp số nhân, tạo không gian cho bệnh viện để điều trị bệnh nhân.

Tuy nhiên, vẫn có những lo ngại rằng nếu số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục gia tăng, đặc biệt là ở Delhi và Mumbai, hệ thống y tế sẽ bị quá tải.

Bộ trưởng Delhi Arvind Kejriwal tuyên bố phong tỏa biên giới thành phố để ngăn chặn người dân trên khắp đất nước đổ xô đến bệnh viện trong một tuần. Theo ông Kejriwal, thành phố có 9.500 giường cho bệnh nhân COVID-19 nhưng sẽ nhanh chóng cạn kiệt nếu mọi người từ khắp nơi trên đất nước đến bệnh viện để điều trị.

Cập nhật tình hình dịch COVID-19 lúc 21h ngày 1/6/2020:

*Thế giới: 6.281.132 người mắc; 374.182 người tử vong, trong đó:

- Mỹ: 1.837.170 người mắc; 106.195 người tử vong.

- Brazil: 514. 992 người mắc; 29.314 người tử vong.

- Nga: 414. 878 người mắc; 4.855 người tử vong.

- Tây Ban Nha: 286.509 người mắc; 27.127 người tử vong.

*Việt Nam: 328 trường hợp mắc COVID -19.

Đến 21h ngày 1/6, Việt Nam không có mắc mới COVID-19.

Tổng cộng 293 người đã được chữa khỏi. Trong đó:

16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).

277 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến ngày 31/5) được chữa khỏi (giai đoạn 2) 

Theo Tổng hợp từ Reuters & CNN
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cập nhật dịch COVID-19 sáng 2/6: Các nhà khoa học “săn lùng” các điểm nóng đại dịch ở châu Phi và Mỹ Latinh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO