Lệnh phong tỏa có thể quay trở lại
Những lo ngại về đợt nhiễm COVID-19 thứ hai gia tăng vào ngày 12/6 với mức tăng kỷ lục về số ca nhiễm hàng ngày ở Ấn Độ. Điều này cảnh báo chống lại sự tự mãn ở châu Âu và hàng chục bang ở Mỹ, nơi mà giường bệnh đang dần cạn kiệt.
Tại Trung Quốc, 2 ca nhiễm COVID-19 mới đã được ghi nhận tại thủ đô, một ngày sau khi chính quyền thành phố trì hoãn kế hoạch cho một số học sinh trở lại trường.
Những người đeo khẩu trang xếp hàng để vào cửa hàng Primark mở cửa trở lại khi Madrid, Tây Ban Nha nới lỏng các hạn chế phong tỏa sau dịch COVID-19 vào ngày 11/6/2020. Ảnh: Reuters |
Ấn Độ đã mở hầu hết các phương tiện giao thông công cộng, văn phòng và trung tâm thương mại trong tuần này sau gần 70 ngày mặc dù các quan chức y tế cho biết họ đã mất nhiều tuần để làm phẳng đường cong nhiễm bệnh đang gia tăng.
Bộ Y tế Ấn Độ cho biết tổng số ca nhiễm đã tăng đến 10.956 vào ngày 12/6 – con số kỷ lục, với nhiều ca nhiễm mới ở các thành phố Delhi, Mumbai và Chennai. Tuy nhiên, số người chết chính thức, 8.498 người là con số tương đối nhỏ.
Syed Ahmed Bukhari, người đứng đầu Jama Masjid ở Delhi, một trong những nhà thờ Hồi giáo lớn nhất Ấn Độ đã yêu cầu dừng các hội thánh cho đến cuối tháng.
Hệ thống y tế ở châu Âu có thể chịu áp lực
Trong khi số ca nhiễm mới đang chậm lại ở hầu hết châu Âu, các chuyên gia y tế nhận thấy nguy cơ từ trung bình đến cao về việc gia tăng sau phong tỏa có thể đưa ra các hạn chế mới.
“Làn sóng nhiễm bệnh ban đầu đã vượt qua đỉnh điểm ở tất cả các quốc gia ngoài Ba Lan và Thụy Điển”, Trung tâm Phòng chống và kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) cho biết khi dự đoán sự gia tăng vừa phải trên khắp châu Âu trong những tuần tới.
Theo ECDC, sự gia tăng như vậy, nếu không được kiểm tra nhanh chóng, có thể gây áp lực đến hệ thống chăm sóc sức khỏe, như đã thấy vào tháng 3 và tháng 4 ở một số quốc gia EU/EEA và Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, ECDC nhấn mạnh các quốc gia hiện có các biện pháp kiểm soát có thể kiểm tra và đảo ngược xu hướng tăng trong vòng 2-3 tuần.
Ủy viên về y tế của Liên minh châu Âu (EU) - bà Stella Kyriakides cho rằng các quốc gia vẫn cần phải cảnh giác và kêu gọi các nước tiếp tục xét nghiệm dân số và theo dõi lịch sử tiếp xúc khi những nước này dần mở lại hoạt động kinh doanh và biên giới.
Tại Bỉ, số ca nhiễm cao hơn khoảng 1% so với tuần trước, nhưng các nhà chức trách cho biết vẫn chưa có lý do để lo lắng.
Andrea Ammon, Giám đốc của ECDC nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì giãn cách xã hội và vệ sinh tay.
Các quan chức đã bày tỏ lo ngại rằng virus có thể lây lan giữa hàng chục ngàn người đã chen chúc nhau ở các thành phố lớn của Châu Âu để biểu tình chống phân biệt chủng tộc sau vụ cảnh sát Mỹ ghì chết George Floyd, người Mỹ gốc Phi 46 tuổi.
Martin Seychell, một quan chức y tế tại Ủy ban châu Âu cho biết các sự kiện đông người có thể là một đường lây truyền chính đại dịch COVID-19.
Cập nhật lúc 7h15 sáng 13/6/2020:
*Thế giới: 7.724.281 người mắc; 427.662 người tử vong
*Việt Nam: 333 người mắc, 0 tử vong.
Đến 7h15 ngày 13/6 không ghi nhận ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.
BN333: Bệnh nhân nam, 37 tuổi, có địa chỉ tại Phường 9, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Bệnh nhân là thuyền viên trên tàu thủy Pacific Vũng Tàu (loại tàu dịch vụ lai kéo) hoạt động tại Malaysia. Ngày 30/5/2020 từ Malaysia nhập cảnh tại cảng Vũng Tàu và được chuyển cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh.
Tổng cộng 323 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
307 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến ngày 12/6) được chữa khỏi (giai đoạn 2)