WHO cân nhắc hướng dẫn mới về sự lây lan của virus trong không khí |
WHO cho biết virus corona (virus SARS-CoV-2), loại virus gây ra COVID-19, lây lan chủ yếu qua các giọt nhỏ thoát ra từ mũi và miệng của người nhiễm bệnh.
Nhưng trong một bức thư ngỏ gửi WHO, được công bố vào ngày 6/7 trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm lâm sàng, 239 nhà khoa học ở 32 quốc gia đã đưa ra bằng chứng cho thấy các hạt virus trôi nổi có thể lây nhiễm cho những người hít phải chúng.
Vì những hạt nhỏ hơn có thể tồn tại trong không khí, các nhà khoa học đang kêu gọi WHO cập nhật hướng dẫn của tổ chức này.
“Chúng tôi nhận thức rõ về vấn đề này và đang xem xét nội dung của nó với các chuyên gia kỹ thuật của chúng tôi”, phát ngôn viên của WHO Tarik Jasarevic cho biết vào ngày 6/7 trong một email.
Tần suất virus corona có thể lây lan qua đường khí hoặc khí dung - trái ngược với những giọt lớn hơn trong ho và hắt hơi - là không rõ ràng.
Bất kỳ thay đổi nào trong đánh giá rủi ro lây truyền của WHO có thể ảnh hưởng đến khuyến cáo hiện tại của họ về việc giữ khoảng cách vật lý 1 mét. Các quốc gia, tuân theo các chính sách hướng dẫn của WHO, cũng có thể phải điều chỉnh các biện pháp y tế công cộng nhằm mục đích hạn chế sự lây lan của virus.
Mặc dù WHO cho biết họ đang xem khí dung (hay giọt dịch siêu nhỏ) như một đường lây truyền có thể, nhưng vẫn chưa thể thuyết phục bằng chứng đảm bảo thay đổi hướng dẫn.
Tiến sĩ Michael Osterholm, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Minnesota, Mỹ cho biết từ lâu, WHO đã miễn cưỡng thừa nhận việc truyền bệnh cúm qua khí dung, mặc dù có dữ liệu thuyết phục, và nhìn nhận cuộc tranh luận hiện nay là một phần của cuộc tranh luận sôi nổi đó.
Giáo sư Babak Javid, một chuyên gia tư vấn về bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Cambridge, Anh cho biết việc truyền virus trong không khí là có thể, nhưng cho biết chưa đủ bằng chứng về việc virus này tồn tại trong không khí bao lâu.
Nếu nó có thể tồn tại lơ lửng trong không khí trong thời gian dài, ngay cả sau khi một người nhiễm bệnh rời khỏi không gian đó, điều đó có thể ảnh hưởng đến các biện pháp mà nhân viên y tế và những người khác thực hiện để tự bảo vệ mình.
Hướng dẫn của WHO cho nhân viên y tế, cập nhật ngày 29/6, cho biết virus SARS-CoV-2 chủ yếu được truyền qua các giọt hô hấp và trên bề mặt.
“Nhưng việc truyền qua không khí là có thể trong một số trường hợp, chẳng hạn như khi thực hiện các quy trình đặt nội khí quản và tạo khí dung”, WHO cho biết. Tổ chức này khuyến cáo các nhân viên y tế thực hiện các quy trình như vậy để đeo khẩu trang y tế N95 và các thiết bị bảo vệ khác trong phòng thông gió đầy đủ.
Tiến sĩ William Hanage, một nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan cho biết báo cáo được xem xét tại WHO đưa ra nhiều điểm hợp lý về bằng chứng cho thấy phương thức lây truyền này có thể xảy ra và nên được nhìn nhận một cách nghiêm túc.
Nhưng con đường lây truyền qua không khí xảy ra như thế nào cũng có là vấn đề.
“Nếu việc truyền virus qua không khí là có thể nhưng hiếm thì việc loại bỏ nó sẽ không có tác động lớn”, ông Hanage cho biết.
Các nhà chức trách tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Hàn Quốc ngày 6/7 cho biết họ đang tiếp tục thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau về COVID-19, bao gồm cả khả năng lây truyền qua không khí. Tuy vậy, họ cho rằng cần phải điều tra thêm và cần thiết có bằng chứng rõ ràng.