Báo cáo mới mang tính bước ngoặt sẽ được trình bày trong Hội nghị thượng đỉnh về hành động chống BĐKH của LHQ nhấn mạnh khoảng cách rõ ràng và đang gia tăng giữa các mục tiêu đã thống nhất để giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu và thực tế.
Kế hoạch hành động cụ thể về BĐKH
Được biên soạn bởi Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) của LHQ, báo cáo “United in Science” bao gồm các chi tiết về tình trạng khí hậu và đưa ra các xu hướng về khí thải và nồng độ khí quyển của khí nhà kính.
Nghiên cứu cũng cho thấy việc tác động của khí hậu gia tăng từ việc làm tan băng ở mực nước biển và thời tiết khắc nghiệt đã lập kỷ lục khi nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp (từ năm 1850-1900) và ấm hơn 0,2 độ C so với giai đoạn từ năm 2011-2015.
Báo cáo nhấn mạnh tính cấp bách của sự biến đổi kinh tế xã hội cơ bản và các hành động kiềm chế cácbon trong các lĩnh vực quan trọng như sử dụng đất và năng lượng để ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu nguy hiểm, với những tác động tiềm tàng không thể đảo ngược. Báo cáo cũng kiểm tra các công cụ để hỗ trợ cả giảm thiểu và thích ứng với BĐKH.
Đánh giá từ các chuyên gia khí hậu và các tổ chức khoa học hàng đầu thế giới không chỉ đi trước hội nghị của LHQ mà còn chống lại bối cảnh của “cuộc tấn công khí hậu” toàn cầu vào tuần trước khi hàng triệu sinh viên trên khắp thế giới phải xuống đường để yêu cầu hành động thực sự từ các chính trị gia và các tập đoàn lớn nhằm đảo ngược tác động của những gì mà Tổng thư ký LHQ António Guterres cho là một trường hợp khẩn cấp về khí hậu.
"Chúng tôi đã chứng minh rằng chúng tôi đoàn kết và không ai ngăn được chúng tôi, những người trẻ tuổi" - em Greta Thunberg, người khởi xướng phong trào "Bãi khóa vì khí hậu" truyền cảm hứng cho khoảng 5.000 cuộc tuần hành chống biến đổi khí hậu ở 156 quốc gia hôm 20-9, phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh về khí hậu của thanh thiếu niên
(YCS).
Ông Guterres nói với các nhà hoạt động trẻ rằng ông lo sợ có một cuộc xung đột nghiêm trọng giữa con người và thiên nhiên, giữa con người và hành tinh. “Không còn thời gian để mất khi rất nhiều người trên thế giới đã phải hứng chịu những tác động của BĐKH. Đừng đến Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH của LHQ với những bài phát biểu tuyệt vời, mà hãy đưa ra các kế hoạch cụ thể, bao gồm các kế hoạch trung lập cácbon cho năm 2050, các lựa chọn để giải quyết các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch, đánh thuế cácbon…” - người đứng đầu LHQ thẳng thắn nói với các nhà lãnh đạo thế giới.
Hiểu biết về khí hậu
Các nghiên cứu làm nổi bật tính cấp bách. Theo các nhà khoa học, trong bối cảnh nhận thức ngày càng tăng về việc tác động của khí hậu đang diễn ra mạnh hơn và sớm hơn các dự báo từ một thập kỷ trước, tình hình hiện tại có thể vượt qua “điểm bùng phát”.
Chẳng hạn, báo cáo cho thấy nhiệt độ trung bình toàn cầu trong giai đoạn từ năm 2015-2019 đang theo xu hướng nóng nhất trong bất kỳ giai đoạn tương đương nào được ghi nhận trước đó. Hiện tại nhiệt độ trung bình theo ước tính là 1,1 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Sóng nhiệt lan rộng và kéo dài, thảm họa cháy rừng lớn nhất lịch sử và các sự kiện tàn phá khác như bão nhiệt đới, lũ lụt và hạn hán đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường. Hơn nữa, khi BĐKH gia tăng, các thành phố đặc biệt dễ bị tổn thương trước các tác động như căng thẳng nhiệt và có thể đóng vai trò chính trong việc giảm khí thải tại địa phương và toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, việc đáp ứng các mục tiêu đặt ra theo Thỏa thuận Paris 2015 đòi hỏi phải có hành động ngay lập tức và toàn diện, bao gồm quá trình khử cácbon sâu được bổ sung bằng các biện pháp chính sách đầy tham vọng, bảo vệ và tăng cường các bể chứa cácbon và đa dạng sinh học, cũng như nỗ lực loại bỏ CO2 khỏi khí quyển.
“Các chiến lược để giảm thiểu và nâng cao quản lý rủi ro thích ứng cũng rất cần thiết trong tương lai. Báo cáo cho biết không có sự cô lập phù hợp với tốc độ của BĐKH và mức độ ảnh hưởng của nó. Đồng thời, báo cáo cũng cảnh báo để ngăn chặn sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu hơn 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, mức độ tham vọng cần phải đạt được phải tăng gấp ba lần hiện tại.
“Chỉ có hành động ngay lập tức và bao gồm tất cả: Khử cácbon sâu bổ sung bằng các biện pháp chính sách đầy tham vọng, bảo vệ và tăng cường các bể chứa cácbon và đa dạng sinh học và nỗ lực loại bỏ CO2 khỏi khí quyển mới giúp chúng ta đáp ứng Thỏa thuận Paris” – các nhà khoa học nhấn mạnh.
Nhóm tư vấn khoa học của Hội nghị thượng đỉnh về hành động khí hậu của LHQ, do Tổng thư ký WMO Petteri Taalas và Leena Srivastava, cựu Phó hiệu trưởng Trường nghiên cứu cao cấp TERI đồng chủ trì nhấn mạnh: “Các dữ liệu khoa học và phát hiện được trình bày trong báo cáo thể hiện thông tin có thẩm quyền mới nhất về các chủ đề này. Nó nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết cho sự phát triển của các hành động cụ thể nhằm ngăn chặn các tác động xấu nhất của BĐKH”.