Cân bằng giữa con người và năng lượng ở lưu vực Karnali

21/08/2018 21:22

(TN&MT) - Khi các nhà hoạch định chính sách quyết định có nên xây dựng đập hay không, họ cần phải cân nhắc con sông được các cộng đồng địa phương sử dụng như thế nào.

 

Vùng Karnali, phía Tây Nepal có tiềm năng thủy điện rất lớn và nhu cầu phát triển đáng kể. Nhưng với một số lượng lớn các dự án thủy điện được đề xuất, làm thế nào để có thể quyết định dự án nào nên tiếp tục và dự án nào nên dừng?

 

Các nhà nghiên cứu thuộc Viện quản lý nước quốc tế (IWMI) đã tiến hành khảo sát cộng đồng trên toàn lưu vực Karnali để tìm hiểu tầm quan trọng về văn hóa và xã hội của các con sông đối với người dân địa phương, như một phần của dự án Digo Jal Bikas (DJB) của USAID. Họ thực hiện 260 cuộc điều tra xã hội và 5 cuộc thảo luận nhóm tập trung tại 6 địa điểm ở lưu vực Karnali. Thông tin chi tiết từ các cuộc làm việc này có thể được sử dụng để phát triển các công cụ, giúp những nhà hoạch định chính sách đưa ra quyết định tốt hơn về xây dựng đập ở cấp địa phương.

 

Một giải pháp tương tự là đánh giá dòng chảy môi trường (gọi tắt là EFA), xác định số lượng, thời gian và chất lượng nước cần thiết có trên sông để duy trì tình trạng ổn định mực nước sông.

 

EFA trong lưu vực Karnali cũng phải tính đến tầm quan trọng của dòng chảy nước cho sinh kế và hoạt động hàng ngày và các khía cạnh văn hóa xã hội, chẳng hạn như các hoạt động hộ gia đình, câu cá, thủy lợi, nghi thức và du lịch. Điều này đặc biệt quan trọng vì số lượng các dự án đập ​​và dự án thủy điện theo dự kiến ngày càng gia tăng trong khu vực làm dấy lên mối lo ngại về sự căng thẳng quá mức trên các con sông.

 

Ở Nepal, các nhà phát triển được yêu cầu tiến hành Đánh giá tác động môi trường (EIA) trước khi xây dựng một dự án thủy điện, nhưng điều này không nhất thiết phải bao gồm đánh giá dòng chảy môi trường.

 

Câu chuyện kèm theo những hình ảnh duới đây sẽ cho thấy một số kết quả của cuộc khảo sát của IWMI.
 

Xây dựng đập ở vùng Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki
Xây dựng đập ở vùng Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki


Ở vùng núi và đồi núi, nơi nhiều gia đình không được tiếp cận nguồn nước ngầm an toàn, các con sông đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước uống, nấu ăn, tưới tiêu, câu cá, xay xát, chăn nuôi, vận chuyển, du lịch và giải trí cho người dân. Những con sông linh thiêng này đã cung cấp nguồn nước cho cộng đồng để phục vụ nhu cầu hàng ngày của họ qua nhiều thế hệ.
 

Sanfebagar, Accham, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Gitta Shrestha
Sanfebagar, Accham, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Gitta Shrestha


Người dân địa phương nhận thức rằng nhìn bằng mắt thường, nước có thể sạch nhưng trong thực tế vẫn còn bị ô nhiễm. 80% số người được hỏi lo lắng về chất lượng nước từ các con sông, nhưng nhiều người vẫn phải sử dụng nước sông cho công việc hàng ngày của họ. Các gia đình bị thiệt thòi không được tiếp cận với nước máy từ chợ địa phương cũng sử dụng nước để uống và nấu ăn.
 

Một người phụ nữ đang giặt quần áo bên bờ sông ở Deura, Bajhang, vùng Viễn Tây Nepal. Ảnh: Aakriti Sharma
Một người phụ nữ đang giặt quần áo bên bờ sông ở Deura, Bajhang, vùng Viễn Tây Nepal. Ảnh: Aakriti Sharma


“Khi bạn không có lựa chọn nào khác, đây là điều tốt nhất bạn có. Tôi đã thấy nhiều người gồm cả đàn ông và phụ nữ giặt quần áo hoặc thậm chí là tắm ở thượng nguồn trong khi tôi ngồi bên bờ sông để đánh răng hoặc uống nước, tôi có thể làm gì? Tôi quay đi và chỉ hy vọng rằng nước tôi đang sử dụng ở đây không bị ô nhiễm theo những gì tôi nhìn thấy” - một người đàn ông ở quận Bajhang chia sẻ.

 

Đánh bắt cá rất quan trọng đối với các cộng đồng ven sông Karnali, chủ yếu phục vụ cho tiêu dùng hộ gia đình, chỉ với một số trường hợp, là nguồn thu nhập bổ sung. Gần 60% số người được hỏi cho biết gia đình họ có một người làm nghề cá.

 

Nhiều trẻ nhỏ đang độ tuổi đi học phải đi bắt cá để bán mới có thể mua các đồ dùng học tập.
 

3
Deura, Bajhang, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Aakriti Sharma


Những người được hỏi cho rằng số lượng và kích cỡ cá ở các con sông của họ đang giảm nhanh chóng và cá không còn tạo ra nguồn thu nhập bổ sung ổn định cho họ. Làm thế nào cơ sở hạ tầng nước có thể ổn định hoặc tiếp tục làm gia tăng thách thức dòng chảy nước gây ảnh hưởng đến nghề cá cần được xem xét trong các đánh giá dự án.
 

Sunaphata, Kailali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Akriti Sharma
Sunaphata, Kailali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Akriti Sharma


Các cộng đồng trong khu vực này chủ yếu dùng cả nước mưa và nước sông để tưới tiêu. Trong sản xuất họ sử dụng chủ yếu cho nhu cầu tiêu dùng hoặc sinh hoạt. Ở vùng đồi núi, cộng đồng xây dựng kênh đào để chuyển nước đến ruộng lúa của họ.
 

Các khu tưới tiêu ở Deura, Bajhang, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Aakriti Sharma
Các khu tưới tiêu ở Deura, Bajhang, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Aakriti Sharma


Khi mực nước giảm xuống, các gia đình ở vùng núi gặp khó khăn trong việc vận chuyển nước cần thiết cho tưới tiêu thông qua các kênh trọng lực. “Giờ đây việc xây dựng hệ thống kênh đào đòi hỏi phải khéo léo hơn. Trong một số trường hợp, chúng tôi phải tìm cách nâng mực đến các làng của chúng tôi nhưng đôi khi chúng tôi không thể làm được gì”, một người đàn ông ở quận Dailekh nói.
 

Cánh đồng lúa ở Bauligad, Bajura, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Gitta Shrestha
Cánh đồng lúa ở Bauligad, Bajura, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Gitta Shrestha


Tuy nhiên, ở vùng Terai, nơi các con sông chủ yếu bị ô nhiễm và khô ráo, cộng đồng không còn phụ thuộc vào nước sông mà thay vào đó sử dụng nước ngầm.

 

Trong những thập kỷ gần đây, lượng mưa thất thường và khả năng khai thác nguồn nước sông hạn chế đã làm giảm đáng kể sản lượng nông nghiệp trong lưu vực Karnali. Thiếu mực nước khiến một số gia đình không thể gieo trồng lúa mì trong năm nay và một số nhà máy nước ở các vùng đồi núi buộc phải đóng cửa.
 

Phụ nữ làm cỏ trong cánh đồng ở Sunaphata, Kailali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki
Phụ nữ làm cỏ trong cánh đồng ở Sunaphata, Kailali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki


Cơ sở hạ tầng nước có thể làm giảm sự biến đổi theo mùa và đảm bảo dòng chảy đầy đủ cho nông nghiệp? Do sự phụ thuộc nặng nề vào sông để đảm bảo an ninh lương thực và sinh kế, chúng ta phải xem xét nhu cầu tưới tiêu.

 

Có nguồn gốc từ dãy Himalaya, hầu hết các con sông chảy qua Nepal được cho là “sông thánh”. Nước thánh từ những con sông này, được gọi là jal, là một phần quan trọng của các nghi thức tôn giáo và lễ hội khác nhau, như Dahasanskar, nơi người Hindu yêu cầu nước chảy để rửa sạch tro tàn của một thành viên trong gia đình đã chết sau khi việc hỏa táng hoàn tất.
 

Người dân chuẩn bị cho một nghi thức ở Kuti, Kailali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Patrick Drown
Người dân chuẩn bị cho một nghi thức ở Kuti, Kailali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Patrick Drown


83% số người được hỏi sử dụng nước từ các con sông xung quanh ngôi làng của họ vì mục đích tôn giáo. Họ tin rằng nước là “thánh” khi Karnali và các nhánh sông của nó tiếp tục hợp nhất với Ganga ở phía Nam. Độ tinh khiết của dòng sông này được gắn với niềm tin tôn giáo nhưng đòi hỏi dòng sông chảy liên tục.

 

Nhiều thánh địa và đền thờ nằm ​​cạnh sông. Các lễ hội như Chatt Parva và Teej thường được tổ chức gần sông, và hành động đi cùng nhau để thực hiện các nghi lễ này là cơ hội quan trọng cho phụ nữ - những người hiếm khi được tham gia các hoạt động xã hội - để tăng cường quan hệ xã hội.
 

Một ngôi đền địa phương hướng về phía sông ở Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki
Một ngôi đền địa phương hướng về phía sông ở Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki


Karnali là nơi có cá heo Gangetic, một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng, đòi hỏi phải có các kênh nước sâu để bơi. Khi mực nước dâng cao trong những trận mưa gió mùa, những con cá heo ở sông này thu hút du khách trong nước và quốc tế như nhau. Tuy nhiên, mực nước hạ xuống ở Karnali có thể hạn chế cá heo di chuyển, làm ảnh hưởng môi trường sống đã cạn kiệt của chúng trong lưu vực sông Nepali.

 

Trạm quan sát cá heo ở Kuti, Kailali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki
Trạm quan sát cá heo ở Kuti, Kailali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki


Chèo xuồng vượt thác cũng là hoạt động thu hút du khách ba lô và khách du lịch. Sông Karnali vẫn là một lựa chọn phổ biến, nhưng mực nước giảm trong lưu vực đang gây khó khăn cho ngành du lịch nơi đây, và một con đập có thể có những tác động sâu sắc hơn.

 

Sông làm tăng tính đa dạng sinh học của khu vực, làm phong phú thêm cuộc sống địa phương với nguồn thực phẩm đa dạng và vật liệu xây dựng, cũng như cải thiện chất lượng không khí và nước. Nhiều gia đình đã được tận hưởng những buổi dã ngoại bên bờ sông trong các lễ hội và ngày lễ trong nhiều thế hệ và họ muốn tiếp tục điều này trong tương lai. Nhiều người đã thể hiện niềm hạnh phúc của họ khi nhìn thấy dòng sông yên tĩnh và âm thanh của dòng chảy. Họ tin rằng dòng sông sẽ làm giàu môi trường của họ và cải thiện phúc lợi chung của họ.
 

Sông Karnali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Akriti Sharma
Sông Karnali, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Akriti Sharma


Chẳng hạn, nếu các đánh giá dòng chảy môi trường không cân nhắc lưu lượng nước cần thiết cho các nghi lễ, các cuộc đoàn tụ theo nghi lễ hoặc cho việc tắm và chăn nuôi gia súc, bằng cách nào chúng ta có thể nói một cách hợp lý rằng dự án sẽ không có tác động đáng kể đến sinh kế của con người?
 

Người dân địa phương chờ đợi để vượt qua con sông bị ngập lụt để có thể về đến nhà của họ ở Doti, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki
Người dân địa phương chờ đợi để vượt qua con sông bị ngập lụt để có thể về đến nhà của họ ở Doti, Viễn Tây Nepal. Ảnh: Emma Karki
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Cân bằng giữa con người và năng lượng ở lưu vực Karnali
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO