Các đầm phá dọc bờ biển Sri Lanka chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và tác động sản xuất của con người. Sự hợp tác giữa Bộ Thuỷ sản và phát triển nguồn lợi thủy sản Sri Lanka và IUCN sẽ giải quyết kịp thời các vấn đề trên cũng như duy trì tiềm năng của các vùng đầm phá trong việc tăng sản lượng cá và cải thiện sinh kế của các cộng đồng ven biển. Vụ Nghề cá và Nguồn Nghiên cứu và Phát triển Cơ quan Thủy sản Quốc gia (NARA) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ của IUCN để phát triển các bước đầu tiên.
Để cung cấp nền tảng cho các bên chủ chốt liên quan, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm về quản lý hệ sinh thái đầm phá, Bộ Thuỷ sản và phát triển nguồn lợi thủy sản đã phối hợp với Văn phòng IUCN Sri Lanka tổ chức hội thảo tham vấn với chủ đề trao quyền đầm phá ven biển cho cộng đồng vào ngày 23/6 tại Battaramulla với sự tham gia của đại diện các Bộ, 31 cơ quan chính phủ, 7 tổ chức quốc tế, 11 trường đại học và 4 tổ chức phi chính phủ.
Hội thảo tham vấn với chủ đề trao quyền đầm phá ven biển cho cộng đồng được tổ chức tại Battaramulla |
Tại đây, bà W.M.M.R Adhikari, Bí thư Bộ Thuỷ sản và phát triển nguồn lợi thủy sản đã thảo luận về vai trò và tiềm năng của các đơn vị quản lý đầm phá đã được thành lập để bảo vệ hệ sinh thái quan trọng này. Bà cho rằng trường đại học có thể được trao quyền để thực hiện các nghiên cứu liên quan đến hệ thống đầm phá, và khuyến khích nhiều cơ quan cộng tác trong quá trình phát triển bền vững đầm phá.
Tiến sĩ Jayampathy Samarakoon, một nhà khoa học hàng đầu về hệ sinh thái ven biển đã thông báo cơ hội, hạn chế và rủi ro cho người tham gia vào việc thay đổi hệ sinh thái đầm phá. Đầm phá thuộc phạm vi quản lý của Cục Quản lý tài nguyên rừng và bảo tồn biển, ven biển, chiếm 3% diện tích đất ở Sri Lanka và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế ven biển.
Tiến sĩ Ananda Mallawatantri - Đại diện quốc gia của IUCN tại Sri Lanka |
Đại diện quốc gia của IUCN Sri Lanka - Tiến sĩ Ananda Mallawatantri nêu bật giá trị của tư duy ngắn hạn và trung dài hạn trong việc tối ưu hóa các cơ hội phát triển thông qua khoa học và quan hệ đối tác. Ông đưa ra nhiều bên liên quan có thể hỗ trợ phát triển đầm phá gồm các cơ quan, trường đại học, cơ quan phi chính phủ liên quan đến sinh kế, các đơn vị nghiên cứu, phương tiện truyền thông và nhóm khu vực tư nhân. Do đó, cần thực hiện một hệ thống quản lý toàn diện, nơi sinh viên cũng đóng một vai trò quan trọng.
Các chính sách, quy định; vấn đề lưu vực sông và quy trình ven biển; hệ thống tài nguyên đầm phá - tương tác và kết quả; sử dụng tài nguyên bao gồm cả các đơn vị sản xuất tác động trực tiếp và gián tiếp; các đơn vị tài nguyên, giá trị và quản trị của họ (ra quyết định) cũng được thảo luận. Những nhóm đa ngành được khuyến nghị và đóng góp tiềm năng để đạt được những mục tiêu chung là phát triển bền vững đầm phá đồng thời tăng cường sinh kế bền bỉ, giảm thiểu rủi ro bên ngoài như biến đổi khí hậu gây ra mực nước biển dâng, lũ lụt và bão.
Tuyết Chinh