Khẩu hiệu trên tháp Eiffel ở Paris, Pháp sau khi thỏa thuận toàn cầu về biến đổi khí hậu được ký kết. Ảnh: Li Genxing / Xinhua Press / Corbis |
Trong hiệp ước toàn cầu mới đạt được gần đây, các nước đặt ra mốc thời gian trong vòng 5 năm tới sẽ nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa các mục tiêu quốc gia và những gì khoa học khuyến cáo.
Các cam kết khí hậu đến từ 187 trong số 195 nước không đạt được mục tiêu hạn chế nhiệt độ tăng dưới 2 độ C trong thế kỷ này. Theo LHQ, thế giới sẽ trở nên nóng lên ở mức thấp nhất là 2,7 độ C.
Đó là lý do tại sao việc xem xét các cam kết toàn cầu sẽ giảm lượng khí thải nhà kính hoặc "đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định (INDC)" dự kiến sẽ được thực hiện vào năm 2018. Và đến năm 2020, hiệp định khuyến khích nhưng không yêu cầu các quốc gia trình kế hoạch cập nhật.
Tuy nhiên, thay vì chờ đợi thời gian trôi qua, một nhóm các nhà nghiên cứu – những người tham gia soạn thảo các cam kết của các nước đang kêu gọi hành động ngay từ bây giờ.
Bản tuyên ngôn được Viện Năng lượng và chính sách khí hậu châu Âu công bố mới đây có viết: "Không gì có thể ngăn chặn mỗi quốc gia sửa đổi INDC hiện tại của họ trong hiệp định Paris đã được thông qua”.
Thời gian phù hợp để thực hiện công việc này là ngày 21/4/2017, ngày sổ lấy chữ ký chính thức gấp lại tại trụ sở của LHQ ở New York. Thỏa thuận này sẽ có hiệu lực vào năm 2020 với sự thông qua của 55 quốc gia chiếm 55% lượng khí thải toàn cầu.
Thỏa thuận cho biết: "Qua quá trình xây dựng và xây dựng nội dung INDC từ bên trong, chúng ta nhận thấy rằng có rất nhiều khả năng thực tế và khả thi để cải thiện theo hướng tham vọng cao hơn".
EU đã bác bỏ bất kỳ tham vọng gia tăng nào trong cam kết năm 2030 của EU cho đến khi Ủy ban tiếp theo được bổ nhiệm vào năm 2020. Các nhà phân tích cho rằng các nước phát thải hàng đầu như Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ có thể sẽ không chắc chắn sửa đổi INDC của họ trước năm 2020.
Trong khi đó, các nước như Argentina và Canada đều xem xét lại những cam kết của họ theo những thay đổi gần đây của chính phủ.
Mai Đan
Theo Guardian