Các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu nhiều vấn đề sức khỏe do COVID-19 gây ra

Mai Đan| 28/06/2020 13:42

(TN&MT) - Theo các bác sĩ và các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, các nhà khoa học mới chỉ bắt đầu nắm được hàng loạt vấn đề sức khỏe do COVID-19 gây ra, một số vấn đề trong đó có thể gây ảnh hưởng đến bệnh nhân và hệ thống y tế trong nhiều năm tới.

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 tại Phòng Chăm sóc Đặc biệt của bệnh viện lâm sàng thuộc Đại học Chile ở Santiago vào ngày 18/6/2020. Ảnh: Reuters

Bên cạnh các vấn đề về hô hấp khiến bệnh nhân khó thở, virus gây bệnh COVID-19 còn tấn công nhiều hệ thống cơ quan, trong một số trường hợp gây ra thiệt hại thảm khốc.

Ngoài suy hô hấp, bệnh nhân mắc COVID-19 có thể bị rối loạn đông máu, có thể dẫn đến đột quỵ và viêm nặng, tấn công nhiều hệ thống cơ quan. Virus cũng có thể gây ra các biến chứng thần kinh từ đau đầu, chóng mặt và mất vị giác hoặc khứu giác đến co giật và lú lẫn.

Tình hình phục hồi có thể chậm, không đầy đủ và tốn kém, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống.

“Các biểu hiện rộng rãi và đa dạng của COVID-19 có phần đặc biệt”, bác sĩ Sadiya Khan, bác sĩ tim mạch tại Tây Bắc Y ở Chicago cho biết.

Theo Khan, khi bị cúm, những người mắc bệnh tim tiềm ẩn cũng có nguy cơ biến chứng cao hơn. Điều đáng ngạc nhiên về virus này là mức độ của các biến chứng xảy ra bên ngoài phổi.

Khan cho rằng sẽ thiệt hại một khoản chi phí y tế lớn và gánh nặng cho các cá nhân sống sót sau COVID-19.

Phục hồi lâu dài cho nhiều người

Bệnh nhân ở trong phòng chăm sóc đặc biệt hoặc máy thở trong nhiều tuần sẽ cần dành nhiều thời gian để phục hồi chức năng để phục hồi khả năng vận động và sức mạnh.

“Các nghiên cứu đang được tiến hành để hiểu được ảnh hưởng lâu dài của nhiễm trùng”, Jay Butler, Phó Giám đốc các bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết.

“Mặc dù các triệu chứng COVID-19 thường hết sau 2 hoặc 3 tuần nhưng ước tính cứ 10 người thì có 1 người trải qua các triệu chứng kéo dài”, bác sĩ Helen Salisbury thuộc Đại học Oxford viết trên Tạp chí Y khoa Anh mới đây.

Salisbury cho biết nhiều bệnh nhân của bà có tia X quang ngực bình thường và không có dấu hiệu viêm, nhưng họ vẫn không trở lại bình thường.

Số ca nhiễm ở Ấn Độ vượt mốc 500.000 người

Ngày 27/6, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết nước này đã ghi nhận hơn 17.000 ca nhiễm COVID-19 mới trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm tại nước này lên hơn 500.000 người, với số ca nhiễm bệnh gia tăng ở các thành phố lớn bao gồm thủ đô New Delhi.

Theo một thống kê của Reuters, Ấn Độ có sự bùng phát dịch COVID-19 lớn thứ 4 thế giới, chỉ sau Mỹ, Brazil và Nga trong các trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận.

Theo dự đoán, số ca nhiễm COVID-19 sẽ tiếp tục tăng ở Ấn Độ. Các chuyên gia tư vấn cho chính phủ nước này cho rằng các nhà chức trách nên ưu tiên giảm tỷ lệ tử vong trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus.

Nhóm nghiên cứu COVID-19, dẫn đầu bởi Bhramar Mukherjee, Giáo sư thống kê sinh học thuộc Đại học Michigan, Mỹ dự báo Ấn Độ có thể ghi nhận từ 770.000 - 925.000 ca nhiễm cho đến ngày 15/7.

Khi số ca nhiễm gia tăng nhanh chóng và các bệnh viện ngày càng căng thẳng, một số thành phố như New Delhi đang tranh giành xây dựng các cơ sở tạm thời với hàng ngàn giường bệnh để cách ly và điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

Cập nhật lúc 9h15 ngày 28-6-2020:
*Thế giới: 10.080.162 người mắc; 501.262 người tử vong
*Việt Nam: 355 người mắc, 0 tử vong.
9h15 ngày 28/6 không phát hiện ca mắc COVID-19 mới.
Tổng cộng 330 bệnh nhân đã được chữa khỏi. Trong đó:
16 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 23/1 đến ngày 13/2) đã được chữa khỏi (giai đoạn 1).
314 bệnh nhân mắc COVID-19 (tính từ ngày 6/3 đến ngày 20/6) được chữa khỏi (giai đoạn 2)
Theo Tổng hợp từ Reuters & CNN
Copy Link
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Các nhà khoa học mới bắt đầu hiểu nhiều vấn đề sức khỏe do COVID-19 gây ra
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO