Kết quả cho thấy mặc dù mức độ ô nhiễm không khí có thể giảm ở các khu vực phát thải thấp – nơi có khoảng 200 thành phố trên khắp châu Âu, nhưng vẫn cần có các biện pháp bổ sung để cung cấp không khí đủ sạch để cải thiện sức khỏe.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết ô nhiễm không khí ngoài trời có liên quan đến 3,7 triệu ca tử vong sớm hàng năm trên toàn cầu. Tại châu Âu, nơi có hơn một phần hai số xe mới chạy bằng nhiên liệu diesel, oxit nitơ - có liên quan đến bệnh suyễn và suy giảm phát triển phổi ở trẻ em đã trở thành một vấn đề lớn.
Các khu vực phát thải thấp được cho là cách để giải quyết ô nhiễm giao thông và hiện nay có khoảng 200 khu vực hoạt động trên khắp châu Âu. London giới thiệu khu vực phát thải thấp của thành phố lớn nhất thế giới trong giai đoạn 2008 - 2012, yêu cầu xe chạy diesel vào Greater London phải đáp ứng các tiêu chuẩn phát thải nhất định hoặc trả phí hàng ngày.
Nghiên cứu này vừa mới được công bố trên tạp chí The Lancet Public Health, dựa trên dữ liệu từ hơn 2.000 trẻ em ở độ tuổi 8 và 9 tuổi, sống ở những khu vực bị ô nhiễm nặng nhưng thuộc khu vực phát thải thấp của London.
Trong giai đoạn năm 2009-2010 và 2013-2014, trẻ em được kiểm tra sức khỏe mùa đông hàng năm, bao gồm đo chức năng và kích thước của phổi. Phụ huynh được yêu cầu hoàn thành một bảng câu hỏi y khoa về con của họ, với thông tin về vấn đề hô hấp và các triệu chứng dị ứng như hen suyễn, bệnh chàm và bệnh sốt mùa cỏ khô.
Kết quả cho thấy mặc dù những cải thiện về chất lượng không khí sau khi khu vực phát thải thấp được thực hiện, không có bằng chứng về tỷ lệ trẻ bị phổi nhỏ hoặc các triệu chứng hen suyễn trong 5 năm tiếp theo.
“Ở nhiều khu vực của London, ô nhiễm không khí vẫn còn là một vấn đề lớn”, Chris Griffiths, Giáo sư tại Đại học Queen Mary thuộc Đại học London, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết.
Theo ông, nhiều khu vực của thành phố vẫn đang vi phạm các tiêu chuẩn ô nhiễm không khí của EU và "không có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn này nếu không kiểm soát phát thải hiện tại một cách đáng kể”.
London sẽ giới thiệu một khu vực phát thải cực thấp vào đầu năm tới. Về vấn đề này, một chuyên gia đo lường cho rằng nên cung cấp những cải tiến lớn về chất lượng không khí.
Ian Mudway, Giáo sư tại trường King’s College London, cũng là tác giả của nghiên cứu cho biết nhu cầu cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố bị tắc nghẽn là rất cấp thiết. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đánh giá tính hiệu quả của các chính sách: “Các chính sách không chỉ phải cải thiện chất lượng không khí, mà quan trọng hơn là liệu chúng có giúp đảm bảo sức khỏe tốt hơn hay không”.