Hiện nay, sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đạt tiêu chuẩn OCOP khoảng 35 sản phẩm, đây là con số rất nhỏ và khiêm tốn so với lợi thế của địa phương này. Tuy nhiên, trong tình hình dịch bệnh xảy ra trên diện rộng toàn cầu việc thì việc duy trì hoạt động nhà máy, các phân xưởng, khu chế biến, đưa sản phẩm ra được thị trường là cả một câu chuyện dài.
Doanh nghiệp hoạt động ở bất cứ trong lĩnh vực nào, hiện nay đang rất cần sự chung tay, góp sức, hỗ trợ từ những chính sách thiết thực của Nhà nước và địa phương sở tại. Những cơ chế, chính sách, hỗ trợ ấy sẽ tạo đà cho cho các doanh nghiệp hoạt động, sản xuất kinh doanh trong thời đại dịch Covid -19 hoành hành.
Chia sẻ với chúng tôi về nội dung này ông Lò Văn Pâng, Chủ niệm HTX Hồng Phước, xã Nà Tấu, huyện Điện Biên, (là một trong những người địa phương dám nghĩ dám làm, hiện đang tiêu bao toàn bộ củ dong riềng cho đồng bào các dân tộc 8 xã vùng cao của tỉnh Điện Biên), cho biết: Từ khi dịch Covid -19 xảy ra vào tháng 1/2020 đến nay, lực lượng lao đồng tại các khu công nghiệp ở miền xuôi dồn về, nhiều người ở bản trở nên thất nghiệp.
Song cũng chính vì vậy mà diện tích cây dong riềng 2 năm nay tăng mạnh. Trước đây, diện tích dong riềng ở xã Nà Tấu chỉ vài chục héc – ta, chúng tôi thu mua khoảng nửa tháng là hết. Nhưng từ năm ngoái đến năm nay, diện tích dong riềng ước tính tăng đến cả trăm ha. Nguyên nhân diện tích dong riềng tăng nhanh cũng do một phần ảnh hưởng dịch Covid -19, nhiều người mất cơ hội việc làm ở thành phố lớn nên về trồng dong để tăng thêm thu nhập.
Hiện nay, các doanh nghiệp, HTX, cơ sở chế biến sản xuất tinh bột và miến dong đang chuẩn bị thu mua tại các vùng nguyên liệu để chuẩn bị vào mùa chế biến. |
Ông Pâng cho biết thêm: Có những thời điểm, HTX Hồng Phước có đến hơn 100 lao động phổ thông trức tiếp tham gia sản xuất, chế biến tinh bột miến dong và làm miến thành phẩm. Chưa kể các xã như: Nà Tấu, Mường Phăng, Nà Nhạn (TP. Điện Biên Phủ) người dân trồng chủ yếu cây dong riềng cùng tham gia thu hoạch củ dong. Các huyện Mường Ảng, Tủa Chùa, Điện Biên Đông, Mường Chà cũng có diện tích dong riềng tương đối lớn.
Hiện nay, giá dong riềng HTX Hồng Phước đang thu mua củ tươi là 2.000đ/kg. Mỗi năm đơn vị này thu mua khoảng 1.500 tấn củ dong tươi, sản xuất khoảng 3.000 – 3.500 tấn bột cung cấp cho thị trường Nà Nội và đơn vị này cũng trực tiếp sản xuất khoảng 50 – 70 tấn miến thành phẩm, đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Đây là một trong những cơ sở thu mua và chế biến nông sản có uy tín trên vùng Nà Tấu, Điện Biên. Và cũng là đơn vị thu hút được rất nhiều nhân công lao động phổ thông tham gia vào chuổi cung ứng và sản xuất khép kín tại Điện Biên.
Tuy nhiên, hiện nay mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất của Điện Biên nói riêng và toàn quốc nói chung đều bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh Covid -19. Song, đối với HTX thu mua, sản xuất và chế biến miến dong như HTX Hồng Phước cũng không ảnh hưởng lớn tới vùng nguyên liệu, mà chủ yếu liên quan đến việc phân phối sản phẩm ra thị trường, chuỗi cung ứng sản phẩm thường xuyên bị đứt đoạn, nhất là sản phẩm miến dong chỉ bán vào dịp cuối năm, chuẩn bị Tết Nguyên đán.
Vấn đề trăn trở nhất của chúng tôi hiện nay không phải là vùng nguyên liệu hay nhân công giá rẻ, hay thị trường tiêu thụ. Mà là hệ thống xử lý nước thải của việc sơ chế củ dong riềng và tận tha bã dong riềng để ủ làm phân vi sinh cũng cấp lại cho người dân trồng dong. Điều này làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là cơ sở tận thu được lá dong, dễ cây dong và bã của dong riềng... Đây là một lượng chất thải từ sản phẩm nông nghiệp đổ ra môi trường rất lớn làm ảnh hưởng đời sống, sinh hoạt của người dân, gây ô nhiễm tài nguyên đất và tài nguyên nước. – Ông Lò Văn Pâng, Chủ nhiệm HTX Hồng Phước, chia sẻ.
Nhờ sự hỗ trợ của địa phương và Hội nông dân tỉnh mà nhiều doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất và chế biến tinh bột dong, miến dong đã có được hệ thống bể lắng đạt yêu cầu tối thiểu trong việc bảo vệ môi trường. |
Chúng tôi đem tất cả nhiều điều ông Pâng trăn trở trao đổi với người đứng đầu; ông Lê Thành Đô, Chủ tịch UBND tỉnh Điện Biên, cho biết: Trên địa bàn tỉnh Điện Biên có rất nhiều cơ sở, HTX chế biến dong riềng. Đây là một trong những lợi thế của địa phương đang tập trung phát triển thành sản phẩm đặc thù của vùng miền. Tuy nhiên, đến nay cũng chưa có cơ sở nào sản xuất đảm bảo theo đúng quy định về xử lý nước thải, bã thải từ dong riềng vì công nghệ đầu tư cho lĩnh vực này là rất lớn. Song công bằng mà nói, việc chế biến, sản xuất dong riềng chỉ mang tính thời vụ.. nên tỉnh cũng yêu cầu phía các doanh nghiệp, cơ sở và HTX khắc phục dần việc xả thải ra môi trường.
Chúng tôi cũng đã nghiên cứu và giao cho các sở ngành nghiên cứu chính sách để hỗ trợ các cơ sở sản xuất và chế biến nông sản như: dong riềng, cà phê... Đặc biệt trong việc ủ bã cà phê, bã dong riềng làm phân vi sinh. Điều này sẽ giúp các doanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuất hạn chế việc xả thải ra môi trường, đồng thời giúp người dân tận thu được bã dong riềng, vỏ quả cà phê làm phân vi sinh.
Được biết, năm 2020 chính quyền huyện Điện Biên và Hội Nông dân tỉnh Điện Biên hỗ trợ các cơ sở sản xuất chế biến dong riềng chi phí đào ao và làm hệ thống bể lắng chứa nước thải tử củ dong riềng với số tiền lên đến hàng tỷ đồng. Trong đó có HTX Hồng Phước.
Trước những khó khăn của đại dịch Covid -19, chính quyền địa phương các cấp tỉnh Điện Biên cũng đã nêu cao vai trò trách nhiệm trước những khó khăn chung của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp, HTX, cơ sở chế biến, sản xuất nông sản... nhằm kích cầu việc phát triển kinh tế địa phương, giúp người dân ổn định đời sống xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế; theo điều kiện của địa phương mình, đúng tinh thần Nghị quyết 84 của Thủ tướng Chính phủ , về nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh... Đặc biệt ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số như ở Điện Biên.
Đến nay, hệ thống bể lắng của HTX Hồng Phước, (cơ sở chuyên thu mua sản xuất và chế biến nông sản, trong đó phát triển mạnh mẽ là củ dong riềng) cơ bản đã đáp ứng được việc sơ chế và sản xuất tinh bột dong và thành phẩm miến dong. Điều này nhằm giảm thải việc thải nước sơ chế củ dong ra môi trường.
Không riêng gì các hoanh nghiệp, HTX, cơ sở sản xuấn miến dong mà cả những doanh nghiệp chế biến cà phê và tinh bột sắn cũng được tỉnh Điện Biên hỗ trợ một số chính sách nhằm cải thiện môi trường. Đặc biệt đối với các chất thải ra từ nhà máy sản xuất các sản phẩm là nông sản của địa phương.
|