Trình bày báo cáo trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: Ngành giáo dục rất muốn nâng cao chất lượng giáo dục. Mà muốn vậy cần phải có nguồn lực và động lực, trong đó động lực trong đội ngũ giáo viên, nhà giáo rất quan trọng.
Cuối phiên thảo luận sáng 9/6, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã giải trình làm rõ nhiều vấn đề mà đại biểu và cử tri quan tâm. Ảnh:Quốc Khánh |
Thực tế với chế độ công chức, viên chức như hiện nay, ông Nhạ thừa nhận còn nhiều bất cập. Bất cập rất rõ là tuyển dụng, đặc biệt là ở bậc phổ thông tuyển dụng chưa phù hợp với nhu cầu, đặc biệt là chuyên môn dẫn tới thừa-thiếu rất nhiều.
"Phần nhiều giáo viên có tâm lý vào biên chế để ổn định, dẫn tới khó khăn trong nâng cao kiến thức, đặc biệt phẩm chất năng lực để đáp ứng được nhu cầu đổi mới dạy theo chương trình mới, dẫn tới chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng…"- Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Người đứng đầu ngành giáo dục cả nước cũng cho biết sẽ nghiên cứu để đề xuất thí điểm chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động mà trước hết thí điểm ở khu vực đại học và một số trường có điều kiện. Sau đó từng bước rút kinh nghiệm để nhân rộng bởi việc đổi mới khu vực giáo viên, nhà giáo là yếu tố quyết định nâng cao chất lượng giáo dục.
Về đối với giáo viên, chúng tôi cũng tăng cường các chế độ, chính sách, đặc biệt phối hợp Bộ Nội vụ rà soát các chế độ về thâm niên, lớp ghép, chúng tôi tiến tới xóa bỏ việc đăng ký thi đua và một số những quy định trước đó dẫn đến. Vấn đề chất lượng không thực chất, chúng tôi cũng đang triển khai.
Đối với giáo viên trong liên quan đến chuyển đổi cơ chế từ công chức, viên chức sang hợp đồng mà gần đây được xã hội quan tâm... Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết: Bộ Giáo dục chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 29, trong đó đặc biệt triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội là đổi mới chương trình sách giáo khoa, mà muốn nâng cao được chất lượng giáo dục thì phải có nguồn lực và động lực.
“”Trong đó động lực đối với giáo viên và quản lý các nhà giáo là hết sức quan trọng. Thực tế với chế độ công chức, viên chức như hiện nay còn nhiều bất cập, bất cập rõ là vấn đề tuyển dụng do công chức, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp đặc biệt là phổ thông cho nên việc tuyển dụng chưa phù hợp với nhu cầu về môn học, đặc biệt là chuyên môn dẫn đến hiện tượng thừa, thiếu cục bộ rất nhiều” – Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, động lực phần nhiều giáo viên tâm lý là vào biên chế cho ổn định, rất khó khăn trong vấn đề phải nâng cao kiến thức, đặc biệt về phẩm chất, năng lực để đáp ứng được nhu cầu đổi mới, dạy theo chương trình mới, dẫn đến tình trạng chất lượng giáo dục không được nâng cao.
“Chúng tôi mới đặt vấn đề nghiên cứu để đề xuất thí điểm chuyển dần từ công chức, viên chức sang hợp đồng lao động và trước hết là thí điểm từ khu vực đại học và một số trường phổ thông có điều kiện” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Ông Phùng Xuân Nhạ cho rằng, đối với khu vực giáo viên và quản lý nhà giáo phải được đặc biệt đổi mới, vì đây là yếu tố có thể nói là quyết định nâng cao chất lượng giáo dục và phải có từng bước lộ trình để thực hiện.
Bộ GD&ĐT đang nghiên cứu để đề xuất làm từng bước dẫn đến mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ và quản lý nhà giáo, qua đó thực hiện được thành công đổi mới mà theo Nghị quyết 29 đưa ra. Trong Nghị quyết 29 cũng nêu rất rõ năng lực đội ngũ phải căn cứ vào đóng góp về kết quả và năng lực phẩm chất dạy theo phương pháp mới, kiên quyết có thể đưa ra khỏi ngành những giáo viên chưa đạt, không đạt được yêu cầu mới.
“Chúng tôi thấy đây là nhiệm vụ rất khó khăn nhưng không thể không làm. Điều quan trọng là nghiên cứu thật kỹ lộ trình bước đi và chúng tôi thực hiện một cách căn cơ” - Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Để làm việc này, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, trước hết sẽ thí điểm ở khu vực các trường đại học vì đây là khu vực thuận lợi trong thực hiện đơn vị sự nghiệp chuyển sang mô hình tự chủ thì tốt hơn, sau đó từng bước để chúng tôi thực hiện việc này.
Việt Hùng(lược ghi)