Bộ trưởng Công Thương nói về vấn đề ĐBQH quan tâm về Luật Cạnh tranh

15/11/2017 00:00

(TN&MT) - Sáng 15/11, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, Quốc hội đã  thảo luận về dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Đã có 23 đại biểu phát biểu ý kiến, 1 đại biểu tham gia tranh luận, 8 đại biểu đã đăng ký nhưng chưa phát biểu do không còn thời gian. Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu giải trình, làm rõ những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đã quan tâm.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu giải trình, làm rõ những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đã quan tâm  tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Ảnh: Quốc Khánh
Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu giải trình, làm rõ những vấn đề mà các đại biểu Quốc hội đã quan tâm tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Ảnh: Quốc Khánh

Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết:  Các ý kiến của các vị Đại biểu Quốc hội đều tập trung vào 5 mảng nội dung lớn liên quan đến phạm vi điều chỉnh cũng như đối tượng áp dụng như các đại biểu Trần Hồng Nguyên, Trịnh Phước Bình, Trần Văn Ninh, Mai Thị Kim Nhung, Anh Tuấn và nhiều đại biểu khác đề cập đến. Cơ bản các đại biểu thống nhất đồng tình từ thực tiễn của Luật Cạnh tranh năm 2004 và qua 2 năm thực thi, chúng ta rút ra bài học thống nhất với nội dung Ban soạn thảo nghiên cứu đề xuất trong phiên thảo luận này. Đặc biệt thể hiện qua 3 nội dung:

Một là, mở rộng phạm vi điều chỉnh ra không còn trên lãnh thổ Việt Nam mà cả những hành vi có liên quan đến phản cạnh tranh và ảnh hưởng cạnh tranh tác động đến cạnh tranh lành mạnh của Việt Nam diễn ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Thứ hai, mở rộng phạm vi điều chỉnh ra các đối tượng là không chỉ còn là doanh nghiệp và người tiêu dùng mà còn các cơ quan nhà nước. Như hôm nay ý kiến của nhiều đại biểu đề cập cần bổ sung tiếp là các Hiệp hội ngành hàng, các Hiệp hội doanh nghiệp, v.v. mới có tính chất tham gia và có thể là chủ thể của những hoạt động liên quan tới các hành vi và liên quan đến cạnh tranh và được điều chỉnh trong dự luật lần này.

Thứ ba, các đại biểu cũng có đề cập đến về một số thực tiễn trong quốc tế và đặc biệt liên quan đến yêu cầu để đảm bảo tính khả thi và tính thực hiện được trong hợp tác quốc tế trong giai đoạn nhất là chúng ta đang hội nhập quốc tế sâu rộng như hiện nay. Những nội dung này đã cơ bản được đề cập và được trình bày ở trong dự thảo luật. Một số những ý kiến như các đại biểu vừa nêu liên quan đến tính khả thi trong việc áp dụng trong hợp tác quốc tế với những quốc gia mà nền kinh tế còn chưa có những cam kết song phương và đa phương thì chúng ta thực hiện như thế nào.

Qiuang cảnh phiên họp sáng 15/11. Ảnh: Quốc Khánh
Qiuang cảnh phiên họp sáng 15/11. Ảnh: Quốc Khánh

Trên thực tế theo thông lệ quốc tế các hoạt động liên quan đến xử lý các vụ việc liên quan đến cạnh tranh và hành vi phạt cạnh tranh thì đã được thực tế thực hiện ở tất cả phạm vi trên toàn cầu, trong các khuôn khổ của hội nhập cả đa phương và song phương. Một số trường hợp các quốc gia, các nền kinh tế không có những thỏa thuận trực tiếp nhưng theo thông lệ vẫn thực hiện các hoạt động trong sự chủ động phối hợp giữa các cơ quan điều tra về cạnh tranh cũng như xử lý các vụ việc vi phạm cạnh tranh. Về cơ bản thì chúng tôi cho rằng tính chất pháp lý và vai trò của cơ quan cạnh tranh quốc gia trong khi thực hiện bộ luật này sẽ có sự chủ động trong việc phối hợp với quốc tế để đảm bảo tính thực thi cũng như hiệu lực của nó trong xử lý những vụ việc có liên quan đến Việt Nam và yêu cầu mục đích của chúng ta trong đảm bảo môi trường cạnh tranh tại Việt Nam.

Nội dung thứ hai mà các đại biểu cũng nêu lên rất nhiều liên quan đến mối quan hệ giữa Luật Cạnh tranh và các bộ luật khác trong chuyên ngành liên quan đến vấn đề cạnh tranh tại thị trường Việt Nam. Vấn đề này Ban soạn thảo cũng đã có rất nhiều buổi thảo luận cũng như hội thảo để xin ý kiến các chuyên gia, cũng như các quan điểm phản biện của xã hội. Từ kinh nghiệm quốc tế cho thấy các luật về cạnh tranh mà các quốc gia ban hành thì đây là những luật chung nhất mang tính khái quát và là bộ luật chung trong vấn đề về cạnh tranh. Có thể đưa ra những nền tảng dựa trên cơ sở của tư duy về pháp lý và tư duy về kinh tế để phục vụ cho việc xây dựng hoàn thiện và thực hiện môi trường cạnh tranh ở bất kỳ một quốc gia và một nền kinh tế nào…

Về các vấn đề về luật chuyên ngành có thể điều tiết để giúp tạo nên cấu trúc thị trường cạnh tranh và lợi ích của người tiêu dùng trong ngành đó chủ yếu thông qua các quy định mang tính tiền kiểm và kỹ thuật. Luật Cạnh tranh là đảm bảo yếu tố vận hành của cạnh tranh trên cơ sở nền tảng của hậu kiểm, như tôi đã nói là trên nền tảng kết hợp giữa tư duy kinh tế và tư duy pháp lý. Vì vậy, chúng tôi cho rằng không có vấn đề đáng lo ngại trong câu chuyện mâu thuẫn luật pháp. Tuy nhiên, tiếp thu rất nhiều ý kiến của các đại biểu nêu trong một số lĩnh vực vụ thể, ví dụ trong mảng quản lý nhà nước về viễn thông hay trong vấn đề về văn hóa hoặc nhiều lĩnh vực khác, chúng tôi sẽ chủ động rà soát đối với các luật có liên quan, có 6 luật chưa kể Luật An ninh mạng, cũng có thể có xung đột pháp lý hoặc có những điểm trống, điểm mờ về pháp lý liên quan đến vấn đề cạnh tranh. Chúng tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu để đảm bảo tính hoàn thiện của hệ thống pháp luật về cạnh tranh, trong đó Luật Cạnh tranh sẽ là nền tảng.

Vấn đề thứ ba, tính độc lập và mô hình của cơ quan cạnh tranh quốc gia để đảm bảo quy trình điều tra, xử lý về các vụ việc liên quan đến cạnh tranh và phản cạnh tranh cũng như đảm bảo được hiệu quả trong việc xây dựng môi trường cạnh tranh ở Việt Nam.

Từ khi Luật Cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực, chúng ta đã có thể chế tham gia của Hội đồng cạnh tranh, đây là một hội đồng tập thể với đại diện tham gia của các bộ, ngành có liên quan. Còn cơ quan quản lý nhà nước trực thuộc Bộ Công thương là Cục quản lý cạnh tranh, đúng như các đại biểu đã nói, với trách nhiệm và nhiệm vụ đặt ra trong giai đoạn vừa qua rất lớn, cả về bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, cả về phòng vệ thương mại, xử lý cạnh tranh thương mại, đây là sự quá tải. Chưa kể đến như đại biểu Vũ Tiến Lộc có nói là do hạn chế rất nhiều cả về tính chất pháp lý cũng như nguồn lực, cả những quy định liên quan đến quy trình tố tụng của cạnh tranh, cũng như thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về cạnh tranh.

Cơ quan này trên thực tế trong thời gian vừa qua đã bộc lộ rất nhiều bất cập, tồn tại, hiệu quả không cao, dẫn đến Luật Cạnh tranh vốn là Hiến pháp của nền kinh tế thị trường thì trên thực tế cả nhận thức cũng như nhận thức của các chủ thể của Luật Cạnh tranh, của xã hội bao gồm doanh nghiệp, người tiêu dùng, hiệp hội và cả các cơ quan quản lý đều không thể hiện được vai trò của mình và không phát huy được hiệu lực pháp lý của Luật Cạnh tranh năm 2004.

Chính vì vậy, việc hoàn thiện cơ quan cạnh tranh quốc gia trên cơ sở đảm bảo được tính độc lập, đảm bảo được tính chất pháp lý cũng như những quy trình hoàn thiện để đảm bảo thực thi cả quá trình về tố tụng và về cạnh tranh, cũng như duy trì những nguyên tắc lớn của cạnh tranh trong khuôn khổ của luật pháp cả về luật chung cũng như luật chuyên ngành đòi hỏi có một vai trò của một cơ quan cạnh tranh quốc gia.

Trên nền tảng của những ý kiến cũng như thực tiễn, Bộ Công thương đã tổng kết của khu vực và quốc tế thì các đại biểu đã được xem trong tài liệu đi kèm của Ban soạn thảo là qua khảo sát của 100 trường hợp trên thế giới thì có 45 trường hợp của các cơ quan cạnh tranh trực thuộc bên Chính phủ, còn lại 21 cơ quan trực thuộc của Quốc hội và các tòa án hoạt động độc lập, 34 cơ quan trực thuộc bộ.

Như các đại biểu cũng nói nếu trực thuộc Bộ Công thương thì đây là một vấn đề mà Ban soạn thảo cũng đã suy nghĩ rất nhiều, bởi vì nó có những vấn đề vướng mắc trên thực tế của quản lý nhà nước hiện nay khi một bộ vừa là thành viên Chính phủ vừa thực hiện chức năng quản lý nhà nước, vừa thực hiện chức năng chủ quản của doanh nghiệp và đại diện cho phần vốn nhà nước và tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp của nhà nước. Nhưng đồng thời lại thực hiện về cơ quan quản lý và là chủ trì của cơ quan điều tra và sự cạnh tranh. Chúng tôi cũng có suy nghĩ vấn đề này…

Việt Hùng - Hải Ngọc (lược ghi)

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Công Thương nói về vấn đề ĐBQH quan tâm về Luật Cạnh tranh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO