Quyết định nếu rõ: thành lập Hội đồng sáng kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường gồm các thành viên sau đây: Thứ trưởng phụ trách công tác thi đua, khen thưởng làm Chủ tịch Hội đồng;
Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền; Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ. , Phó Chủ tịch Hội đồng;
Các ủy viên gôm: Chủ tịch Công đoàn Bộ; Đại diện Lãnh đạo các Tổng cục, các Cục phụ trách lĩnh vực khoa học và công nghệ của đơn vị; Phó Vụ trưởng Vụ Thi đua, Khen thưởng và Tuyên truyền phụ trách lĩnh vực thi đua, khen thưởng.
Hội đồng sáng kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ trưởng xem xét, đánh giá khách quan, trung thực mức độ, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến và đề nghị Bộ trưởng quyết định công nhận các sáng kiến cấp bộ và cấp toàn quốc cho các cá nhân thuộc ngành tài nguyên và môi trường làm cơ sở đề nghị xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng theo quy định.
Hội đồng sáng kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc theo Quy chế hoạt động do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Tiêu chí đánh giá sáng kiến 1. Các trường hợp chung: Sáng kiến trong hoạt động ngành tài nguyên và môi trường là các giải pháp quản lý, kỹ thuật, tác nghiệp hoặc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật có tính mới trong phạm vi cơ sở, đã được áp dụng hoặc áp dụng thử tại cơ sở và có khả năng mang lại lợi ích thiết thực, được tổ chức công nhận và không thuộc các đối tượng bị loại trừ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định số 13/2012/NĐ-CP ngày 02 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ ban hành Điều lệ sáng kiến. Sáng kiến cấp toàn quốc là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng trong hoạt động về tài nguyên và môi trường, có khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực đối với toàn quốc; Sáng kiến cấp bộ là các giải pháp mới được tạo ra hoặc cải tiến các giải pháp trước đó, được áp dụng trong hoạt động về tài nguyên và môi trường, có khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả thiết thực đối với ngành tài nguyên và môi trường. 2. Một số trường hợp cụ thể sau đây là sáng kiến cấp bộ hoặc sáng kiến cấp toàn quốc tùy theo mức độ, khả năng mang lại lợi ích và hiệu quả: a) Những phát minh, sáng kiến đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ hoặc được Hội đồng xét tặng các Giải thưởng về khoa học và công nghệ công nhận. b) Ý kiến chỉ đạo có phạm vi ảnh hưởng lớn. c) Chủ trì, hoặc thành viên có nhiều đóng góp một trong các công việc: (i) xây dựng một văn bản quy phạm pháp pháp luật đã được ban hành; (ii) xây dựng một văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đã được ban hành; (iii) thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ trở lên đã được nghiệm thu đạt kết quả; (iv) xây dựng một đề án hoặc một dự án đã được phê duyệt. |