Bộ Giáo dục đề xuất có chính sách trợ giá cho sách giáo khoa

Khương Trung - Thanh Tùng | 01/06/2022 17:31

(TN&MT) - Chiều 1/6, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo giải trình trước Quốc hội về vấn đề học phí và sách giáo khoa được nhân dân và cử tri quan tâm.

Đảm bảo giá sách giáo khoa được thấp nhất

Ngày 28/11/2014, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nghị quyết 88 quy định: "Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa (SGK).

Theo Nghị quyết này, công việc biên soạn sách giáo khoa đã được thực hiện theo hướng xã hội hóa. Các doanh nghiệp thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính trước khi xuất bản và phát hành. Với mong muốn học sinh luôn được mua sách giáo khoa với giá thấp nhất, từ góc độ quản lý Nhà nước và góc độ chuyên môn, Bộ GD&ĐT đã thực hiện một số việc.

2d2d10c3edff2da174ee.jpg
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn đã có báo cáo giải trình trước Quốc hội về vấn đề học phí và sách giáo khoa được nhân dân và cử tri quan tâm

Bộ đã chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện nghiêm các biện pháp để làm sao để sách xuất bản có thể dùng lại được nhiều lần và các bộ sách xuất bản mới theo chương trình phải phù hợp với tiêu chuẩn sách giáo khoa về xuất bản phẩm. Quá trình thẩm định sách các Hội đồng thẩm định, các Hội đồng thẩm định cũng đã yêu cầu các nhóm tác giả điểu chỉnh những phần quá dài hay lạm dụng hình ảnh…

Hiện nay, Bộ đang chỉ đạo chuẩn bị ban hành một Thông tư quy định tiêu chí, quy chuẩn riêng về sách giáo khoa để điều tiết việc này một cách cụ thể hơn và có hiệu quả hơn.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Kim Sơn, "Bộ GD&ĐT đã nhiều lần ban hành văn bản chỉ đạo NXB Giáo dục Việt Nam cần thực hiện tiết kiệm tối đa, cắt giảm các khoản chi phí trung gian để giảm chi phí quản lý, chi phí bán hàng cũng như các chi phí khác để đảm bảo giá sách giáo khoa được thấp nhất." - Bộ trưởng Sơn nhấn mạnh.

Bộ đã chỉ đạo NXB thực hiện đồng bộ và hiệu quả các giải pháp về cung cấp sách giáo khoa cho các đối tượng chính sách xã hội, học sinh các vùng và đã chỉ đạo NXB Giáo dục cung cấp các bản sách dạng PDF miễn phí để học sinh tiếp cận được ngay từ khi sách bắt đầu phát hành.

Đối với NXB Giáo dục là một doanh nghiệp Nhà nước do Bộ quản lý, Bộ đã chỉ đạo NXB tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đa dạng hóa các kênh phân phối giảm chi phí phát hành, đẩy mạnh tái cơ cấu Nhà xuất bản theo hướng tinh gọn nhân sự, bộ máy để tiết giảm tối đa khâu trung gian

Một trong những giải pháp quan trọng, căn cơ mà Bộ đã và đang kiến nghị, đó là Bộ GD&ĐT có công văn gửi Bộ Tài chính, đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Quốc hội bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá. Việc này Bộ đã đề xuất từ Công văn số 4146 ngày 22/9/2021và có chính sách trợ giá. Cho đến thời điểm này, Bộ GDĐT tiếp tục kiên trì kiến nghị này.

Điều chỉnh chính sách để trường đại học hoạt động được tốt hơn

Vấn đề tự chủ đại học là chủ trương lớn theo NQ 29 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (Luật 34). Tự chủ đại học đang mang đến nhiều cơ hội cho các trường đại học và nhiều điều kiện phát triển cho các trường đại học, được các trường và xã hội đánh giá cao. Qua thời gian thực hiện tự chủ, các trường đã có được nhiều diện mạo và sự phát triển mới. Chỉ số xếp hạng trên thế giới đã tăng nhanh. Gần đây, chỉ số xếp hạng của giáo dục Việt Mam trên bảng xếp hạng thế giới theo tổ chức thì giáo dục Việt Nam xếp thứ 59 trong số các gia trên toàn thế giới; trong đó có đóng góp của chỉ số phát triển trong xếp hạng giáo dục đại học.

Bộ trưởng cho biết, có nhiều ngành nghề mới được mở, cơ hội học tập của người học được tăng lên. Các chỉ số của đại học được phát triển. “Điều đó cho thấy, chủ trương về tự chủ đại học là đúng đắn, cần thiết, góp phần đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà, cug cấp nguồn nhân lực chất lượng cao.” – Bộ trưởng Sơn nói.

Về tình hình triển khai, trong các nội dug liên quan đến tự chủ đại học, một nội dung được mọi người quan tâm là thành lập các hội đồng trường. Cho đến thời điểm này, trong các trường đại học thuộc Bộ GD&ĐT quản lý, có 35/35 trường đã thành lập hội đồng và đi vào thực hiện. Hiện nay, trong số gần 200 trường thuộc các Bộ, ngành quản lý thì còn 13 trường chưa thành lập hội đồng trường. Bộ đang đốc thúc và nhiều lần đốc thúc các bộ ngành về việc này

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Sơn cho biết, trong quá trình triển khai tự chủ đại học, còn một số vướng mắc liên quan đến hội đồng trường; trong đó, có như: Người đứng đầu, trách nhiệm của người đứng đầu; việc phối kết hợp hoạt động giữa hội đồng trường, chủ tịch hội đồng, ban giám hiệu, các vấn đề xử lý phát sinh liên quan đến hoạt động của hội đồng, ban giám hiệu; Một số vấn đề liên quan đến tổ chức nhân sự, luân chuyển cán bộ…

Trước những vướng mắc trên, Bộ trưởng Sơn cho biết, Bộ đang phối hợp với Bộ Nội vụ tham mưu với Chính phủ sửa đổi nghị quyết Nghị định 99 để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc trên phương diện tổ chức để trường hoạt động được tốt hơn.

Đối với vấn đề mà các đại biểu quan tâm đến tự chủ cao từng ngành, gắn với trách nhiệm giải trình, gia tăng việc kiểm soát, kiểm tra... Hiện nay, Bộ đang triển khai công cụ quản lý quan trọng là kiểm định và phát 7 trung tâm kiểm định trên cả nước. Hiện nay, có 174/241 trường đã được kiểm định đợt 1, đạt trên 70%. Ngoài kiểm định trong nước, các trường còn kiểm định quốc tế và các trường đã thực hiện trách nhiệm giải trình 3 công khai và các hoạt động của nhà trường. Bộ gia tăng giam sát để các trường hoạt động tốt nhất.

Để các hoạt động tự chủ trong thời gian tới được tốt hơn, dự kiến Bộ sẽ triển khai hội nghị sơ kết tự chủ. Trên cơ sở đó, sẽ kiến nghị Chính phủ, Quốc hội để có thể điều chỉnh luật 34 trong thời gian sớm nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ Giáo dục đề xuất có chính sách trợ giá cho sách giáo khoa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO