Bộ Công Thương đề nghị đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng từ 0-5%

Sông Thương| 14/04/2020 16:05

(TN&MT) - Ngày 13/4/2020, Bộ Công Thương đã có văn bản số 2593/BCT-HC gửi Bộ Tài chính về việc điều chỉnh, sửa đổi quy định tại Luật thuế 71 đối với sản xuất phân bón.

Cụ thể tại Khoản 1 Điều 3, Luật số 71/2014/QH13, phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp… là mặt hàng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT), có nghĩa là DN sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng của hàng hóa mua từ khâu sản xuất, thương mại bán ra.

Ước tính từ khi thực hiện Luật 71 thì giá thành phân đạm tăng trên 7% phân DAP tăng gần 8%, phân supe lân tăng khoảng gần 7%; phân NPK và hữu cơ tăng từ 5,2%-6,1%...  

Trong qua trình thực hiện đã đã nảy sinh bất cập không những không tạo điều kiện  cho người nông dân được hưởng  giá phân bón thấp mà vô hình chung tạo điêu kiện cho  doanh nghiệp nhâp khẩu; tăng sức ép đối với các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước, dẫn đén khả năng nhiều doanh nghiệp phân bón trong nước hoạt động cầm chừng hoặc ngừng sản xuất, đây là thiệt thòi lớn cho ngành công nghiệp trong nước, ảnh hưởng đén an ninh lương thực quốc gia và lãng phí nguồn lực xã hội. 

 

Theo Bộ Công Thương, việc sửa đổi, điều chỉnh quy định theo hướng phân bón là mặt hàng chịu thuế gia trị gia tăng để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là cần thiết, nhất là trong thời điểm doanh nghiệp đang chịu khó khăn do tác động của một số chính sách và tác động của đại dịch Covid 19 thì việc điều chỉnh  là phù hợp với ý kiến chỉ đạo của Thủ thướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực ngày 27/2/2020 về phòng, chống dịch Covid 19, phù hợp với quy định chung về thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất phân bón của nhiều quốc gia.

Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính đưa phân bón là mặt hàng chiu thuế giá trị gia tăng từ 0-5%

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ Công Thương đề nghị đưa phân bón là mặt hàng chịu thuế giá trị gia tăng từ 0-5%
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO