Công trường Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 |
Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận cũng đề nghị Bộ Công thương xem xét giao một đơn vị làm đầu mối quản lý và ban hành quy chế phối hợp giữa các nhà máy, giải quyết và chịu trách nhiệm về những vấn đề có tính chất chung giữa các nhà máy tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân để thuận lợi trong công tác điều phối, phối hợp giải quyết cũng như chịu trách nhiệm cùng với địa phương; đồng thời có các giải pháp giám sát, xử lý các tác động của Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân đến khu vực Cù Lao Câu.
Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân thuộc Quy hoạch phát triển điện quốc gia, giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025, đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Trung tâm Điện lực có 5 nhà máy nhiệt điện là 1, 2, 3, 4 và 4 mở rộng đã và đang trong quá trình xây dựng, tổng công suất gần 5.700 MW. Đến nay, Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 đã đi vào hoạt động, các dự án còn lại đang triển khai xây dựng.
Bãi xỉ than Nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 2 |
Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Vĩnh Tân 4, Vĩnh Tân 4 mở rộng cũng là những dự án bị Bộ Công Thương liệt vào danh sách các dự án, nhà máy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường hoặc có những tồn tại trong chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường.
Mới đây, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã yêu cầu Tổng cục Năng lượng phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường, Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức rà soát, đánh giá tổng thể tác động môi trường toàn bộ Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân trong năm 2017 cũng như các Trung tâm Điện lực lớn khác.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Hòn Cau |
Thực tế, trong năm 2016, khi Nhà máy Vĩnh Tân 2 đi vào hoạt động đã phát sinh bụi, xỉ than… ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe người dân, gây xáo trộn đời sống và làm phức tạp tình hình mất an ninh trật tự ở khu vực này.
Với Nhiệt điện Vĩnh Tân 1, trong quá trình xây dựng, hiện chủ đầu tư Trung Quốc của dự án này xin đổ 1,5 triệu m3 bùn cát nạo vét luồng hàng hải xuống biển. vị trí đổ thải sát Khu bảo tồn biển Hòn Cau. Phương án này đang gây xôn xao dư luận với những lo ngại về tác động tiêu cực tới môi trường biển.
Nguyễn Văn