Biến đổi khí hậu và đầm lầy khô ở Kabul

05/10/2017 00:00

(TN&MT) - Tình trạng suy thoái ở vùng đất ngập nước lớn nhất ở Kabul và việc tuyên bố đây là một di sản cho thấy những thách thức và nỗ lực của Afghanistan...

(TN&MT) - Tình trạng suy thoái ở vùng đất ngập nước lớn nhất ở Kabul và việc tuyên bố đây là một di sản cho thấy những thách thức và nỗ lực của Afghanistan trong việc tiết kiệm tài nguyên nước.
 
Vùng đất ngập nước khô hạn lớn nhất ở Kabul. Ảnh: Omair Ahmad
Vùng đất ngập nước khô hạn lớn nhất ở Kabul. Ảnh: Omair Ahmad
 
Trên Google Maps, Kol-e-Hashmat Khan, vùng đất ngập nước rộng 191 hecta, là một đốm xanh lớn ở vùng ngoại ô Kabul. Tuy nhiên, vào cuối tháng 9/2017, khi một nhóm nhà báo tham dự một hội thảo do Cơ quan Bảo vệ Môi trường Quốc gia Afghanistan (NEPA) và Tổ chức hành động về khí hậu ngày nay (ACT) tổ chức và được dẫn dắt bởi thethirdpole.net, đã đến vùng đất này và lúc đó nó hoàn toàn khô cằn. Chỉ có nước trong một thảm cỏ xanh nhỏ, phía sau đám cỏ dại cao hơn cả đầu người.
 
Được tuyên bố là một khu vực được bảo vệ hồi tháng 6 qua, số phận của Kol-e-Hashmat Khan cho thấy những thách thức mà Afghanistan - đất nước khô nhất của Nam Á phải đối mặt trong một kỷ nguyên bị ảnh hưởng bởi BĐKH. Ra khỏi gió mùa, Afghanistan phụ thuộc vào lượng mưa không thường xuyên, sông và nước từ sông băng tan chảy. Không may, những thập kỷ cuối cùng của cuộc nội chiến đã để lại cơ sở hạ tầng nước bị phá hủy. Bộ Năng lượng và Nước (MEW) Afghanistan cho biết hồi năm 2015 rằng các nước láng giềng của Afghanistan, chủ yếu là Iran và Pakistan, sử dụng nước chảy qua Afghanistan tốt hơn chính Afghanistan.
 
Các kế hoạch trước đây đã bỏ qua nước, chỉ có 5% của sự phát triển hướng vào ngành nước từ năm 2005 - 2015 ở một nước nông thôn chiếm tỷ lệ áp đảo và việc sử dụng nước trong nông nghiệp chiếm trên 85% tổng lượng nước. Chính phủ Afghanistan đã tìm cách sửa chữa, với một kế hoạch thích ứng quốc gia trong quá trình thực hiện, do NEPA đứng đầu.
 
Trên thực tế, Afghanistan không phải là một đóng góp chính cho BĐKH. Theo mức phát thải đầu ra của khí nhà kính dẫn đến BĐKH, Saudi Arabia đạt tốc độ 19,5 tấn hồi năm 2014, Mỹ là 16,5 tấn, Trung Quốc là 7,5 tấn và Ấn Độ là 1,73 tấn. Ở Nam Á, nước duy nhất có lượng phát thải thấp gần bằng của Afghanistan (0,299 tấn) là Nepal với 0,284 tấn. Thậm chí, trước đó, hồi năm 1960, Mỹ thải ra 16 tấn khí thải CO2 mỗi người nhưng theo ghi nhận của Ngân hàng Thế giới (WB), mức phát thải đầu người của Afghanistan là 0.
 
Nước ẩn phía sau đám cỏ dại. Ảnh: Omair Ahmad
Nước ẩn phía sau đám cỏ dại. Ảnh: Omair Ahmad
 
Mặc dù đóng góp ít vào vấn đề BĐKH nhưng Afghanistan đang phải hứng chịu rất nhiều ảnh hưởng của BĐKH. Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), từ năm 1978, diện tích canh tác của đất nước này đã giảm khoảng 60%, hiện chỉ còn lại 12% diện tích đất đai phù hợp để làm nông nghiệp. Khoảng 80% ngành nông nghiệp của Afghanistan phụ thuộc vào lượng mưa phục vụ thủy lợi, do đó con số 12% này bị đe dọa lớn bởi lượng mưa thay đổi. Sự thay đổi lớn về lượng mưa cùng với nhiệt độ tăng cao là những tác động chính của BĐKH.
 
Báo cáo chi tiết của UNEP và Chương trình Lương thực Thế giới đã ước tính tác động của BĐKH lên ngành nông nghiệp Afghanistan cũng ảnh hưởng đến mọi thứ từ an ninh sinh kế đến bất bình đẳng giới, hạn hán và lũ lụt. Đối mặt với mối đe dọa đang tiến triển này, điều quan trọng nhất mà Afghanistan có thể làm là quản lý các hồ nước, dù là hồ nước tự nhiên hay nhân tạo, hoặc vùng đất ngập nước. Các hồ hay vùng đất như vậy giúp quản lý lũ lụt bằng cách hút nước, khiến nước thấm vào mặt đất và giữ nhiệt độ ổn định bằng cách hấp thụ và phân phối nhiệt của thành phố.
 
Trong trường hợp có đến 10 ha lãnh thổ Kol-e-Hashmat Khan bị lấn chiếm. Những con kênh hẹp trước đây được sử dụng để cung cấp nước bị “bóp nghẹt” bởi nhựa và rác, và các ngọn núi bao quanh, nơi tuyết rơi xuống và tan chảy vào những vùng đất ngập nước, giờ đây đang mọc rải rác những ngôi nhà. Vùng đất ngập nước chịu sự tàn phá lớn bởi những người có thế lực chiếm đoạt đất đai. Nguyên nhân này gây tác động lớn hơn nhiệt độ gia tăng của khu vực. 
 
Việc chỉ định Kol-e-Hashmat Khan là khu vực được bảo vệ - chỉ có một ở Kabul - làm cho Kol-e-Hashmat Khan là trường hợp thử nghiệm về việc Afghanistan sẽ giải quyết vấn đề thích ứng với BĐKH và gìn giữ các bức tường thành tự nhiên của nó. Sự thành công trong những nỗ lực của chính phủ và cam kết giải quyết vấn đề này sẽ được nhìn thấy rõ ràng ngay cả với những du khách thường xuyên nhất. Đối với nhóm người đến thăm khu vực này là các nhà báo và sinh viên, nhiều người trong số họ thậm chí không biết đến những vùng đất ngập nước, họ sẽ thảo luận các ý tưởng, chiến dịch truyền thông xã hội và hành động của xã hội dân sự có thể được thực hiện để bảo vệ và duy trì khu vực.
 
Nếu những động thái đó của cả chính phủ và các nhóm công dân có thể được duy trì và nhân rộng ở Afghanistan, đất nước này có thể có cơ hội cứu vãn nguồn nước.
 
Mai Đan
Tổng hợp từ thethirdpole.net
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Biến đổi khí hậu và đầm lầy khô ở Kabul
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO