(TN&MT) - Vấn đề môi trường tại Vịnh Hạ Long đang gặp phải một sức ép lớn đến từ sự phát triển của các đô thị ven bờ, các khu công nghiệp, dịch vụ, cảng biển. Một trong những nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến môi trường Hạ Long là do ý thức của người dân, bất cập về hạ tầng... Trước những thách thức trên tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện nhiều giải pháp nhằm bảo vệ môi trường nơi đây.
Một trong những giải pháp làm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường nước trên Vịnh Hạ Long được triển khai là việc lắp đặt thiết bị phân ly dầu nước cho các tàu du lịch hoạt động trên Vịnh. Bởi những năm trước, hầu hết các đội tàu đều chưa trang bị hệ thống phân ly dầu nước, nước thải nhiễm dầu chưa được xử lý đổ thải trực tiếp ra Vịnh Hạ Long. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm nguồn nước, hoạt động du lịch biển và đe doạ khu vực bảo tồn thuỷ sinh dưới biển...
Đến nay, toàn bộ hệ thống tàu du lịch hoạt động trên Vịnh (hơn 500 tàu) đã trang bị xong thiết bị phân ly dầu nước và đang vận hành rất hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải trên Vịnh Hạ Long.
Qua tìm hiểu, được biết bắt đầu từ tháng 1/2016, theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, hơn 500 tàu du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long đã di chuyển từ cảng tàu Bãi Cháy về hoạt động tại cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu. Việc di chuyển sang cảng mới với hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được tổ chức bài bản, vì vậy mà đã không còn cảnh những đống rác chất đốc bốc mùi xú uế, gây ô nhiễm môi trường ngay cạnh khu vực cầu cảng như trước nữa.
Theo thông kê mỗi ngày trung bình cảng Tuần Châu đón gần 10.000 lượt khách du lịch, những ngày cao điểm lễ, tết có thể lên tới gần 30.000 lượt khách tham quan, lưu trú trên Vịnh Hạ Long. Chị Nguyễn Thị Chinh – Nhân viên vệ sinh môi trường tại cảng Tuần Châu cho biết: Vấn đề thu gom rác ở đây được thực hiện rất cẩn thận, chu đáo từ các tàu du lịch cho tới các hộ kinh doanh tại cảng, các thùng rác công cộng cũng được lắp đặt tại nhiều vị trí, làm sao đảm bảo thuận tiện nhất cho người dân và du khách bỏ rác vào thùng.
Với tinh thần hết mình vì môi trường, các công nhân vệ sinh môi trường làm việc tại cảnh Tuần Châu luôn cố gắng giữ vệ sinh phong quang sạch sẽ cảng biển nơi đây, mục tiêu là để du khách đến thăm quan, khám phá lúc nào cũng dành tình cảm cho Tuần Châu. Đặc biệt quan trọng hơn bằng việc làm nhỏ bé của mình góp phần bảo vệ di sản của Vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên thế giới, nơi không chỉ người dân Quảng Ninh mà người dân cả nước đều tự hào có được di sản này.
Bên cạnh giải pháp trên, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh còn tranh thủ hợp tác với các dự án quốc tế nhằm huy động thêm nguồn lực, tiếp cận với những giải pháp bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long một cách hiệu quả, bền vững. Điển hình như dự án JICA do chính phủ Nhật Bản tài trợ với số vốn hơn 100 triệu yên (hơn 20 tỷ đồng).
Dự án triển khai từ năm 2009 với nhiều hoạt động hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường Vịnh như: Trồng rừng, nghiên cứu ứng dụng thu gom, thu thập, phân loại rác thải, nâng cao ý thức cho người dân sinh sống tại các làng chài trên Vịnh... Trải qua 2 giai đoạn, đến nay, dự án đã góp phần bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Cùng với việc quy hoạch lại cảng tàu du lịch, chính quyền địa phương nơi đây còn thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt như: Cấm các hoạt động chuyển tải clanhke, xi măng; di chuyển các hoạt động khai thác, sàng tuyển, bóc rót than trên Vịnh; di dời và quy hoạch các điểm cư dân làng chài, địa điểm nuôi hải sản bằng lồng bè, quản lý hoạt động vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú du lịch; tổ chức thu gom rác thải bảo vệ môi trường sinh thái trên Vịnh Hạ Long...
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường; chỉnh trang, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, cấp thoát nước; tiếp tục rà soát, sắp xếp các điểm thu gom rác thải, đảm bảo mỹ quan, không ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân và đặc biệt là ảnh hưởng đến phát triển môi trường du lịch của Vịnh Hạ Long.
Song song với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức của người dân và du khách về công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long cũng được các cấp chính quyền quan tâm triển khai, cũng như được cụ thể hóa bằng nhiều phong trào thiết thực, hiệu quả.
Đơn cử như: phong trào “Ngày chủ nhật vì một Hạ Long xanh” đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn tham gia. Qua phong trào, người dân đã nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không vứt rác bừa bãi, cùng nhau vệ sinh đường phố, khơi thông cống rãnh, trồng và chăm sóc cây xanh vào chủ nhật hằng tuần.
Tuy vậy, để Vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới luôn là điểm du lịch hấp dẫn, môi trường sạch sẽ cần sự chung tay của các cấp chính quyền, người dân, du khách và cả cộng đồng trong nỗ lực giữ lại màu xanh cho Vịnh Hạ Long.
Một trong những giải pháp làm giảm thiểu ảnh hưởng của môi trường nước trên Vịnh Hạ Long được triển khai là việc lắp đặt thiết bị phân ly dầu nước cho các tàu du lịch hoạt động trên Vịnh. Bởi những năm trước, hầu hết các đội tàu đều chưa trang bị hệ thống phân ly dầu nước, nước thải nhiễm dầu chưa được xử lý đổ thải trực tiếp ra Vịnh Hạ Long. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến ô nhiễm nguồn nước, hoạt động du lịch biển và đe doạ khu vực bảo tồn thuỷ sinh dưới biển...
Đến nay, toàn bộ hệ thống tàu du lịch hoạt động trên Vịnh (hơn 500 tàu) đã trang bị xong thiết bị phân ly dầu nước và đang vận hành rất hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước thải trên Vịnh Hạ Long.
Qua tìm hiểu, được biết bắt đầu từ tháng 1/2016, theo Quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, hơn 500 tàu du lịch thăm quan Vịnh Hạ Long đã di chuyển từ cảng tàu Bãi Cháy về hoạt động tại cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu. Việc di chuyển sang cảng mới với hệ thống thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được tổ chức bài bản, vì vậy mà đã không còn cảnh những đống rác chất đốc bốc mùi xú uế, gây ô nhiễm môi trường ngay cạnh khu vực cầu cảng như trước nữa.
Theo thông kê mỗi ngày trung bình cảng Tuần Châu đón gần 10.000 lượt khách du lịch, những ngày cao điểm lễ, tết có thể lên tới gần 30.000 lượt khách tham quan, lưu trú trên Vịnh Hạ Long. Chị Nguyễn Thị Chinh – Nhân viên vệ sinh môi trường tại cảng Tuần Châu cho biết: Vấn đề thu gom rác ở đây được thực hiện rất cẩn thận, chu đáo từ các tàu du lịch cho tới các hộ kinh doanh tại cảng, các thùng rác công cộng cũng được lắp đặt tại nhiều vị trí, làm sao đảm bảo thuận tiện nhất cho người dân và du khách bỏ rác vào thùng.
Với tinh thần hết mình vì môi trường, các công nhân vệ sinh môi trường làm việc tại cảnh Tuần Châu luôn cố gắng giữ vệ sinh phong quang sạch sẽ cảng biển nơi đây, mục tiêu là để du khách đến thăm quan, khám phá lúc nào cũng dành tình cảm cho Tuần Châu. Đặc biệt quan trọng hơn bằng việc làm nhỏ bé của mình góp phần bảo vệ di sản của Vịnh Hạ Long – kỳ quan thiên nhiên thế giới, nơi không chỉ người dân Quảng Ninh mà người dân cả nước đều tự hào có được di sản này.
Bên cạnh giải pháp trên, thời gian qua tỉnh Quảng Ninh còn tranh thủ hợp tác với các dự án quốc tế nhằm huy động thêm nguồn lực, tiếp cận với những giải pháp bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long một cách hiệu quả, bền vững. Điển hình như dự án JICA do chính phủ Nhật Bản tài trợ với số vốn hơn 100 triệu yên (hơn 20 tỷ đồng).
Dự án triển khai từ năm 2009 với nhiều hoạt động hiệu quả trong việc bảo vệ môi trường Vịnh như: Trồng rừng, nghiên cứu ứng dụng thu gom, thu thập, phân loại rác thải, nâng cao ý thức cho người dân sinh sống tại các làng chài trên Vịnh... Trải qua 2 giai đoạn, đến nay, dự án đã góp phần bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long ngày càng xanh - sạch - đẹp.
Cùng với việc quy hoạch lại cảng tàu du lịch, chính quyền địa phương nơi đây còn thực hiện nhiều giải pháp quyết liệt như: Cấm các hoạt động chuyển tải clanhke, xi măng; di chuyển các hoạt động khai thác, sàng tuyển, bóc rót than trên Vịnh; di dời và quy hoạch các điểm cư dân làng chài, địa điểm nuôi hải sản bằng lồng bè, quản lý hoạt động vận chuyển khách tham quan du lịch và tàu lưu trú du lịch; tổ chức thu gom rác thải bảo vệ môi trường sinh thái trên Vịnh Hạ Long...
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường; chỉnh trang, đầu tư kết cấu hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng giao thông, cấp thoát nước; tiếp tục rà soát, sắp xếp các điểm thu gom rác thải, đảm bảo mỹ quan, không ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt của người dân và đặc biệt là ảnh hưởng đến phát triển môi trường du lịch của Vịnh Hạ Long.
Song song với đó, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức của người dân và du khách về công tác bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long cũng được các cấp chính quyền quan tâm triển khai, cũng như được cụ thể hóa bằng nhiều phong trào thiết thực, hiệu quả.
Đơn cử như: phong trào “Ngày chủ nhật vì một Hạ Long xanh” đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn tham gia. Qua phong trào, người dân đã nghiêm túc thực hiện nếp sống văn minh đô thị, không vứt rác bừa bãi, cùng nhau vệ sinh đường phố, khơi thông cống rãnh, trồng và chăm sóc cây xanh vào chủ nhật hằng tuần.
Tuy vậy, để Vịnh Hạ Long di sản thiên nhiên thế giới luôn là điểm du lịch hấp dẫn, môi trường sạch sẽ cần sự chung tay của các cấp chính quyền, người dân, du khách và cả cộng đồng trong nỗ lực giữ lại màu xanh cho Vịnh Hạ Long.