Ở hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng, cộng đồng địa phượng chủ yếu dựa vào rừng để sinh kế thông qua sản xuất nông nghiệp, chăn thả gia súc, khai thác gỗ và thu mua lâm sản ngoài gỗ. Điều này khiến cho môi trường sống tự nhiên cũng như số lượng loài linh trưởng đang ngày một suy giảm.
Theo Tổ chức Động vật và Thực vật Quốc tế (FFI), tổng số loài còn lại trong khu vực là 150 đối với Voọc mũi hếch Bắc Bộ và 130 đối với Vượn đen. Cả hai loài linh trưởng này cũng đã được phân loại là nguy cấp đang bị đe dọa nghiêm trọng trong danh sách đỏ của IUCN về Các loài bị đe dọa.
Voọc mũi hếch Bắc Bộ (tên khoa học là Rhinopithecus avunculus) |
Với sự hỗ trợ của Quỹ Quan hệ Đối tác Hệ sinh thái Trọng yếu (CEPF), một sáng kiến được gọi là “Trao quyền cho các cộng đồng địa phương tham gia vào việc bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn đa dạng sinh học trọng điểm và các loài linh trưởng bị đe dọa trong hành lang đá vôi Trung-Việt” đang được thực hiện bởi Tổ chức Fauna & Flora International (FFI) và các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng. Chương trình triển khai giảng dạy cho cộng đồng bản địa làm thế nào để sử dụng tài nguyên rừng hợp lý đảm bảo môi trường cho các loài linh trưởng tồn tại.
Dự án tập trung đặc biệt vào quá trình “Tự do và thông báo trước” trên nguyên tắc những người muốn làm việc trong các vùng đất canh tác thuộc cộng đồng bản địa phải xem xét tác động của công việc này lên cộng đồng; cũng như liên hệ với họ về những tác động của công việc trước khi bắt đầu triển khai.
Vượn đen (tên khoa học là Nomascus Nasutus) |
Thông qua một loạt các cuộc họp với cộng đồng địa phương ở 2 tỉnh Cao Bằng và Hà Giang, hai bên đã nhất trí về một số biện pháp cần được thực hiện. Đó là: xác định và đánh dấu các khu vực rừng được bảo vệ; các vùng đệm, nơi cộng đồng phải hạn chế sử dụng các nguồn lực rừng; xây dựng bếp nấu sử dụng gỗ ít. Để hỗ trợ các biện pháp này, 38 ha cây đã được trồng để sử dụng làm nhiên liệu đốt cho bếp lò.
Ngoài ra, triển khai các chương trình giáo dục về loài, tình trạng nguy hiểm; khái niệm hệ sinh thái và tầm quan trọng của đa dạng sinh học ở các thôn và trường học.
Josh Kempinski, Giám đốc Chương trình Việt Nam của Tổ chức Fauna & Flora International cho biết: cách tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng đối với việc bảo tồn linh trưởng đã giúp trao quyền cho người dân địa phương trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Điều này cũng giúp tạo ra mối liên kết giữa các mục tiêu bảo vệ động vật hoang dã và cải thiện sinh tế tại các địa điểm của dự án.
Trong thời gian tới, FFI và các thôn sẽ tổ chức các cuộc họp định kỳ để đảm bảo sự thành công lâu dài của dự án.
Khải Minh