Ông Đinh Đức Anh – Chủ tịch Công đoàn của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam phát biểu tại Hội nghị |
Theo ông Quý, Bảo tàng Địa chất có 2 cơ sở trưng bày thường trực ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống trưng bày này đã đáp ứng nhu cầu cho mọi đối tượng tham quan, nghiên cứu, học tập, đặc biệt là sinh viên và học sinh. Năm 2020 đã đón tiếp 3.321 lượt khách tham quan; tuyên truyền, phân phát hơn 2.300 tờ rơi giới thiệu về bảo tàng.
Tại Hà Nội, các mẫu vật địa chất được trưng bày ở tòa nhà 3 tầng có tổng diện tích 1.200 m² với 4.228 mẫu vật. Tại thành phố Hồ Chí Minh, các mẫu vật địa chất được trưng bày trong các gian phòng có tổng diện tích 564 m2 và một phần không gian ngoài trời với 3.400 mẫu vật.
Ngoài số mẫu trưng bày thường xuyên phục vụ tham quan tuyên truyền, còn lại đa số mẫu được lưu giữ và bảo quản trong 8 kho (Hà Nội 5 kho và thành phố Hồ Chí Minh 3 kho). Công tác kiểm kê kho, dọn dẹp vệ sinh kho, bảo quản an ninh an toàn mẫu vật được thực hiện tốt.
Ông Trương Quang Quý – Giám đốc Bảo tàng Địa chất báo cáo tại hội nghị |
Hiện nay Bảo tàng Địa chất đã vào số đăng ký 655 mẫu của 12 bộ sưu tập; sơn số hiệu, bảo quản mẫu trong các ngăn tủ, kệ, kho; đã sơn 387 mẫu; lấy 33 mẫu trầm tích, magma, biến chất cho 7 đoàn là sinh viên các trường Đại học tham quan, học tập (tại Chi nhánh). Đồng thời, Bảo tàng Địa chất đã tiếp nhận 12 bộ sưu tập mẫu với tổng số 655 mẫu; hoàn chỉnh hồ sơ khoa học, lập 170 phiếu mẫu vật địa chất, cài đặt 340 trang dữ liệu…
Đặc biệt, Bảo tàng Địa chất đã thực hiện công tác lấy mẫu thuộc đề án Tây Bắc. Cụ thể, tổ chức đơn vị tham gia nhiệm vụ lấy mẫu bảo tàng thuộc đề án thành phần “Biên tập, tổng hợp, lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:250.000 vùng Tây Bắc”; tổ chức bàn giao 2 bộ mẫu đã lấy năm 2019 cho 2 tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang; tổ chức đi thực địa lấy mẫu tại 2 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và phần còn lại của tỉnh Phú Thọ.
Toàn cảnh hội nghị |
Đóng góp ý kiến tại Hội nghị, ông Đinh Đức Anh – Chủ tịch Công đoàn của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho rằng: Cần tổ chức tốt việc tuyên truyền giáo dục cộng đồng để họ có thể thấu hiểu những khó khăn của nghề địa chất và ý nghĩa to lớn của những mẫu vật. Có những mẫu vật địa chất trong kệ tưởng chừng như đơn giản nhưng để tìm kiếm và phát hiện được những mẫu đó, những người địa chất đã phải trải qua rất nhiều khó khăn và vất vả. Bên cạnh đó, cần đánh giá chi tiết tất cả các Nghị quyết của Hội nghị năm trước, xem xét những mục tiêu nào đã đạt và chưa đạt được để có giải pháp khắc phục và phương hướng cụ thể.
Ông Trương Quang Quý cho biết, trong năm 2021, Bảo tàng Địa chất sẽ tổ chức nghiên cứu khoa học, học tập, tuyên truyền giáo dục cộng đồng; thực hiện tốt công tác bảo quản trưng bày mẫu vật, công tác kiểm kê bảo quản mẫu tại các kho lưu giữ mẫu; khôi phục và cập nhật thông tin thường xuyên để đưa vào trang Web nhằm tuyên truyền sâu rộng hơn về Bảo tàng Địa chất…