Thomas Bywater, người lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời điều chỉnh các tấm pin mặt trời mới trên nóc nhà ở Sydney, Australia vào 19/8/2009. Ảnh: Reuters |
Với 4 trong số 5 nhà máy nhiệt điện than dự kiến sẽ đóng cửa trong 15 năm tới, New South Wales, bang đông dân nhất của Australia cho biết họ sẽ cắt giảm thủ tục hành chính phức tạp và tăng cường phê duyệt cho các doanh nghiệp đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Bộ trưởng Năng lượng và Môi trường Australia Matt Kean cho biết kế hoạch sẽ tạo ra gần 10.000 việc làm và đặt mục đích mang lại 12 gigawatt (GW) năng lượng gió và mặt trời và 2 GW năng lượng lưu trữ, chẳng hạn như thủy điện tích năng, vào năm 2030.
Đảng Lao động đối lập của Australia cho biết họ sẽ ủng hộ các kế hoạch này mặc dù chúng được đưa ra "sau một thập kỷ trì hoãn". Hầu hết các bang của Australia ủng hộ việc sử dụng nhiều năng lượng tái tạo hơn nhưng chính phủ liên bang đã từ chối hợp tác với các nước phát triển khác trong việc đặt mục tiêu không phát thải carbon ròng vào năm 2050. Trong khi đó, Canberra, thủ đô của Australia cho biết sau năm 2050 sẽ không phát thải.
Cho đến nay, Australia vẫn chưa đạt được mục tiêu của Hiệp định Paris là cắt giảm lượng khí thải carbon từ 28% vào năm 2005 xuống còn 26% vào năm 2030.
Tập đoàn Công nghiệp Australia cho biết tổng thống Mỹ đắc cử Joe Biden có thể khuyến khích Australia đạt được các mục tiêu phát thải và cho biết chính quyền Mỹ sẽ tái tham gia Thỏa thuận Paris và hướng tới mục tiêu không phát thải vào năm 2050.
Thủ tướng Australia Scott Morrison cho biết cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ không thay đổi các chính sách khí hậu của Australia. “Australia sẽ luôn đưa ra các chính sách trong nước dựa trên lợi ích quốc gia”, Morrison trao đổi với báo giới tại Canberra.