Biển đảo

Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển” lần 2: “Vua rác” 13 năm lặn biển vớt rác

Nguyễn Văn Công - Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội, số 92A Lê Thanh Nghị, Hà Nội 31/10/2024 14:58

(TN&MT) - Người ta gọi anh Đào Đặng Công Trung (sinh năm 1980) là “vua rác”, “thánh rác”. Có người còn nhầm anh là công nhân vệ sinh môi trường vì suốt 13 năm qua, anh Trung chuyên lặn biển vớt rác ở Đà Nẵng.

Anh Giám đốc “tham” việc

anh-4(1).jpg
Đào Đặng Công Trung - người đã có 13 năm lặn biển nhặt rác

Cứ vào mỗi buổi sáng sớm hoặc chiều xuống, người dân và du khách ở khu vực bãi biển Sơn Trà đã quen thuộc với hình ảnh một người đàn ông to cao lực lưỡng, da đen sạm mang đồ lặn đi vớt rác - đó là anh Trung, một vị Giám đốc công ty du lịch bận rộn chứ không phải rảnh rỗi như nhiều người nghĩ.

Với công việc nhặt rác, anh Trung luôn rất vui vì đã góp chút sức nhỏ giúp bảo vệ môi trường biển ở Đà Nẵng. Khi tôi nhắc đến biệt danh “thánh rác”, anh Trung cười hào sảng khoái cho biết, cứ nhặt được nhiều rác, làm nhiều việc tốt cho môi trường, cho biển, thì ai gọi gì cũng được.

Anh Trung kể, anh đến sinh sống và làm việc ở phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà) từ năm 2006, hằng ngày đi qua những bãi biển thấy rác thải nhiều quá, cứ thấy rác là anh dừng chân lại thu gom, không nề hà đang dù có lúc đang vận bộ quần áo bảnh bao đi công chuyện.

Anh Trung chia sẻ, tình yêu môi trường đối với Đà Nẵng nói chung và với bán đảo Sơn Trà nói riêng cộng với sự giáo dục của gia đình từ nhỏ về bảo vệ môi trường đã khiến anh luôn nghĩ sẽ phải làm một điều gì đó ý nghĩa. Band dầu là anh nhặt rác trên cạn. Sau một vài năm, anh Trung nghĩ rằng, dưới đáy biển cũng có rác mà rất ít ai dọn, vì thế, anh chuyển sang tập trung cho nhặt rác dưới đáy biển. “Lúc bắt đầu công việc này tôi lặn xuống đáy biển cảm thấy thật ngỡ ngàng vì rác dưới đáy biển rất nhiều đặc biệt nằm len lỏi vào các rạn san hô”, anh Trung nói.

Để có thể làm sạch đáy biển, ngoài kỹ năng bơi - lặn thành thạo thì cũng phải bỏ ra một số tiền để trang bị mặt nạ, chân vịt, máy quay Gopro để quay lại hình ảnh dưới nước. Hàng chục triệu đồng được anh đầu tư cho mua sắm trang thiết bị. Tuy nhiên, theo anh Trung, “quan trọng nhất vẫn phải là sự nhiệt tình, biết sắp xếp thời gian và có sức khỏe tốt với công việc này”.

Mỗi lần lặn biển vớt rác, anh Trung thường mang khoảng 10-30kg “chiến lợi phẩm rác” lên bờ, đỉnh điểm có lần anh vớt lên được 50 kilogram rác. Những loại rác được tái chế anh Trung chuyển lại cho các tổ chức từ thiện hoặc tổ chức bảo vệ môi trường... “Rác chủ yếu là các tấm lưới ma do ngư dân bắt tôm cá làm rớt lại, ngoài ra còn có các vỏ lon bia, túi ni-lông, hộp xốp...”

anh-2(1).jpg
Vỏ chai, lon nước ngọt bị vứt xuống đáy biển rất nhiều
anh-3(1).jpg
Ngay cả những dụng cụ bơi sau khi đã dùng xong cũng bị vứt bỏ dưới đáy biển

Đến lan tỏa tình yêu môi trường biển

Công việc lặn biển nhặt rác rất kén chọn người vì phải có kỹ năng bơi lặn tốt và khả năng làm việc lâu dài dưới biển vì dưới đáy biển rất nguy hiểm. Ngoài ra, người lặn phải biết gỡ cac tấm lưới ma cuộn chặt vào các rạn san hô, tránh làm

Muốn đi nhanh thì đi một mình còn muốn đi xa thì phải có đồng đội. Tâm niệm từ câu nói trên, từ năm 2020, anh Trung đã vận động bạn bè thành lập Nhóm Đà Nẵng Free Driving để cùng nhau lặn biển dọn rác. Đến nay cộng đồng Đà Nẵng Free Driving đã tạo ra các hoạt động môi trường ở nhiều bãi biển dọc miền Trung và số lượng thành viên của Nhóm trên mạng xã hội đã lên đến con số gần 3.000 tình nguyện viên.

Từ khi có người đồng hành, anh Trung không đơn độc và mỗi lần ra quân Nhóm đều mang về khoảng 100-200kg rác. Rác càng nhiều thì càng đan xen buồn vì lượng rác vớt được nhiều chứng tỏ nhiều người vẫn xả rác bừa bãi, không quan tâm đến sức khỏe của biển, của những sinh vật đang dựa vào biển để sinh tồn.

“Mỗi tuần chúng tôi ra quân từ 3-4 lần tùy vào tình hình thực tế. Nhóm sẽ chuẩn bị các đồ lặn cho thành viên, ai chưa biết lặn thì chèo thuyền ra đưa rác nổi về bờ. Mỗi lần ra quân khoảng 2-3 giờ đồng hồ. Dù mệt nhưng khi được chứng kiến các rạn san hô tuyệt đẹp không vướng cái rác nào mọi người đều rất vui. Khối lượng rác thải lớn sẽ được Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng đưa về nơi tập kết xử lý hoặc tái chế”, anh Trung nói.

Em Đào Nghi Lam, 7 tuổi chia sẻ: Con thường xuyên đi nhặt rác với ba con, con mong muốn sẽ không ai xả rác ra biển nữa. Con hy vọng sau này sẽ biết lặn để xuống đáy biển nhặt rác và ngắm san hô.

Còn anh Trần Đức Anh, thành viên Nhóm Đà Nẵng Free Diving chia sẻ: “Khi mình lặn biển nhặt rác mình cảm thấy rất vui vì góp ích bảo vệ môi trường biển, tạo cho buổi lặn thêm ý nghĩa hơn. Những người đến với nhóm này phải có tình yêu với biển môi trường, gắn kết chia sẻ và bảo vệ giá trị thiên nhiên”.

anh-1.jpg
Anh Trung và cộng sự chuẩn bị lặn biển nhặt rác

“Tôi là một chiếc lá xanh và muốn lan tỏa tới những chiếc lá chưa xanh để xanh hơn, không xả rác ra môi trường sẽ không có những người nhặt rác như chúng tôi. Nhiều người gọi tôi là thánh rác, vua rác, anh hùng rác. Những cái biết danh đó thật gần gũi vì liên quan đến công việc của tôi, một công việc tuy rất dễ nhưng ít người làm. Tôi vui vì được cộng đồng ghi nhận”, anh Trung cho biết.

Anh Trung cho hay, rạn san hô ở Bãi Nam dài khoảng 700 mét, có hơn 50 loài san hô chủ yếu là san hô cứng, được đánh giá rất đẹp nhưng hiện đang bị xâm hại nghiêm trọng do các hoạt động du lịch và đánh bắt cá. Nếu như không có biện pháp bảo vệ quyết liệt sẽ rất khó giữ được nguyên vẹn rạn san hô Bãi Nam mà công tác nuôi cấy lại thường phải mất ít nhất 5 năm trong điều kiện nước biển sạch.

Khi được hỏi anh đã tính chuyện “nghỉ ngơi” chưa, anh Trung cho biết, anh sẽ lặn biển nhặt rác khi nào sức khỏe không làm được nữa mới thôi. Hiện nhóm Đà Nẵng Free Diving đang đào tạo ra lớp kế cận rất đông có khoảng 50 bạn có kỹ năng lặn chuyên nghiệp và có thể dẫn dắt Nhóm trong tương lai, đặc biệt có khá đông các thành viên nhí rất hăng hái tham gia dọn rác.

Trong chặng đường nhặt rác của mình, anh Trung cũng đã từng rơi vào trạng thái đơn độc, bất lực. Như có lần anh mang bao gắp từng cái rác một trên bãi biển thì ngay phía trước có du khách ý thức kém vứt rác ngay trước mặt anh. Tuy khá buồn nhưng vẫn tự tốn gắp rác đó vào bao tải và hy vọng rằng hành động đó của mình sẽ khiến người du khách kia nghĩ lại và không xả rác bừa bãi nữa.

Mục đích của anh Trung không chỉ là nhặt rác vì nhặt bao nhiêu cũng như muối bỏ bể nếu như ý thức của cộng đồng không được nâng lên. Vì vậy, anh không chỉ nhặt rác mà còn muốn thông qua hoạt động nhặt rác của nhóm, lan tỏa ý thức bảo vệ môi trường đến mọi người. Đồng thời anh cũng muốn truyền đi thông điệp rằng: Bảo vệ môi trường thực chất chính là bảo vệ chất lượng cuộc sống của chính chúng ta cũng như những thế hệ con cháu. Đừng để con cháu sau này phải đi giải quyết các vấn đề môi trường do tiền nhân để lại.

Mới đây nhất, CLB cùng với Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng (Trường Đại học Thể dục Thể thao Đà Nẵng), CLB Sup, Kayak, và CLB Bơi Thanh Khê tổ chức chương trình Clean Up Son Tra - Lặn biển nhặt rác, giải cứu san hô, địa điểm tại hòn Sụp, bán đảo Sơn Trà, ước chừng có hàng trăm người tham gia chiến dịch này.

Nói về anh Trung, Trưởng phòng Quản lý và Khai thác du lịch thuộc Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển Đà Nẵng cho biết: Trong nhiều năm qua, anh Trung và cộng sự trong Nhóm Đà Nẵng Free Diving đã tích cực nhặt rác cả trên bờ biển lẫn đáy biển, làm sạch các rạn san hô. Anh Trung đã phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện nhiều hoạt động trong công tác bảo vệ môi trường sinh thái biển, góp phần không nhỏ gìn giữ được vẻ đẹp thiên nhiên của biển Đà Nẵng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bài dự thi “Cùng giữ màu xanh của biển” lần 2: “Vua rác” 13 năm lặn biển vớt rác
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO