Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các địa phương trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp, xử lý vi phạm hành chính về đất lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn tỉnh; báo cáo kịp thời về UBND tỉnh theo quy định. Khẩn trương hoàn thiện việc đo đạc, lập bản đồ địa chính trong công tác giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp; hoàn thiện phương án sử dụng đất, hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức được giao quản lý đất lâm nghiệp.
Sở NN&PTNT chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm thường xuyên bám rừng, nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương trong việc rà soát, ngăn chặn, xử lý các vụ tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp xảy ra trên địa bàn.
Ảnh minh họa |
Công an tỉnh chỉ đạo lực lượng Công an thường xuyên nắm bắt, rà soát các đối tượng, nhất là các đối tượng cầm đầu cố tình lợi dụng việc tranh chấp rừng, đất lâm nghiệp trái pháp luật để xúi giục gây mất an ninh trật tự xã hội tại địa phương. Kiên quyết xử lý các đối tượng vi phạm theo quy định của pháp luật.
UBND các huyện, thành phố khẩn trương tiến hành kiểm tra, rà soát tất cả các trường hợp tranh chấp đất lâm nghiệp, rừng tại địa phương, kịp thời ngăn chặn, xử lý, giải quyết dứt điểm ngay từ khi mới phát sinh. Tăng cường các biện pháp quản lý nhằm hạn chế tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất lâm nghiệp, nhất là mua bán đất rừng tự nhiên trái pháp luật; xử lý nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực đất đai, lâm nghiệp.
Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan chức năng, Chủ tịch UBND các xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động người dân chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực quản lý đất lâm nghiệp, quản lý, bảo vệ rừng. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về tình trạng tranh chấp, lấn chiếm; chuyển nhượng đất lâm nghiệp, mua bán rừng trái pháp luật và các vi phạm về đất lâm nghiệp, rừng xảy ra trên địa bàn quản lý.
Ảnh minh họa |
Các chủ rừng là tổ chức phải chịu trách nhiệm chính và trước tiên trong quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp đối với diện tích được giao, cho thuê; phải thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp của chủ rừng; thường xuyên tuần tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện ngăn chặn tình trạng lấn chiếm đất lâm nghiệp trái phép. Không để tình trạng đất rừng bị lấn chiếm nhưng không phát hiện, báo cáo kịp thời các cơ quan chức năng. Cùng đó, chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp trong diện tích được giao, quản lý ngay từ khi vụ việc mới phát sinh.
Đối với các chủ rừng chưa hoàn thiện các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp, yêu cầu phải chủ động phối hợp, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường để được cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
Chủ động bố trí kinh phí để cắm mốc, làm đường ranh giới giữa diện tích đất lâm nghiệp quản lý và đất khác; thực hiện xong việc cắm mốc ranh giới tại các khu vực giáp ranh, nhạy cảm, dễ bị xâm lấn trong năm 2020. Hoàn thành việc cắm mốc ranh giới đất rừng trong năm 2022.