Bắc Giang: Chính quyền địa phương để mặc cho dân lấn đất?

12/05/2016 00:00

(TN&MT) - Thời gian gần đây đất trồng rừng thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Mai Sơn tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, TP Bắc Giang đã bị  một...

 

(TN&MT) - Thời gian gần đây đất trồng rừng thuộc sự quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Mai Sơn tại xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, TP Bắc Giang đã bị  một số người dân địa phương sinh sống ở thôn Văn Non, thôn Hồng, Thôn Bái Đá - xã Lục Sơn “xông” vào lấn đất.

Các hộ này ngang nhiên phá rừng, lấn chiếm đất rừng, tự vạch sơn, tự cắm mốc để chiếm đất trái phép trên diện tích của công ty trên cả địa bàn rộng lớn trước sự làm ngơ của chính quyền địa phương. Ai phải chịu trách nhiệm trước việc lộng hành trên?.  

Gia đình chị Lê Thị Hợi khẳng định đất rừng của công ty đó giờ là của mình
Gia đình chị Lê Thị Hợi khẳng định đất rừng của công ty đó giờ là của mình

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử Tài nguyên môi trường, chị Lê Thị Hợi (vợ của anh Đặng Văn Hạnh) nhà ở thôn Văn Non, là một trong những hộ nhổ cây và lấn chiếm đất rừng của Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn, chị Hợi “thanh minh”: gia đình chị có đồi trồng vải, trồng sắn nằm sát với đồi rừng của Lâm trường Mai Sơn, năm 2010 chị làm sổ đỏ thì địa chính xã đến đo và có “bắn thêm” cho gia đình được 700m đất của công ty Lâm nghiệp Mai Sơn quản lý vào diện tích đất của gia đình . Giờ 700m2 đấy đấy nằm trong sổ đỏ của gia đình nên gia đình phải giữ. Vừa rồi công ty có trồng bạch đàn trên diện tích đó thì gia đình tôi cũng nên trồng cây keo của mình vào để giữ đất. Chị Hợi còn nhấn mạnh gia đình mình lấn ra có 700m là ít nhiều nhà trong thôn còn lấn ra được mấy héc ta. Chị Hợi thật thà chia sẻ.

Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Ngô Văn Luyến, Chủ tịch UBND xã Lục Sơn cho biết: Qua kiểm tra và xác minh hồ sơ thì thửa đất đồi rừng nhà anh Đặng Văn Hạnh chưa cấp “sổ đỏ” nên việc chị Hợi nói như vậy là chưa chính xác.

Lãnh đạo xã Lục Sơn làm việc với phóng viên
Lãnh đạo xã Lục Sơn làm việc với phóng viên

Khi phóng viên đặt câu hỏi về công tác quản lý bảo vệ rừng cũng như các xử lý các hộ gia đình lấn chiếm đất lâm trường, ông Luyến cho biết: Việc gia đình anh Đặng Văn Hạnh và Lê Thị Hợi thì cho rằng 700m đất của lâm trường đã nằm trong lô 02, khoảnh 48 và nằm trong  sổ đỏ nhà mình, thì mình phải trồng cây và giữ đất. Về việc này, phía Công ty lâm nghiệp Mai Sơn đã có buổi làm việc với địa phương. Chính quyền địa phương đã mời gia đình anh Hạnh – chị Hợi lên Ủy ban xã Lục Sơn làm việc. Tuy nhiên gia đình anh Hạnh – chị Hợi đã không lên và không hợp tác.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Xuân Côi, Trưởng phòng bảo vệ Công ty lâm nghiệp Mai Sơn cho biết: Tình trạng người dân phá rừng, lấn chiếm đất của lâm trường đang rất nóng, trong tháng 4/2016  bảo vệ của lâm trường liên tục phát hiện và lập biên bản về tình trạng người dân nhổ cây bẻ phá cây bạch đàn mới trồng. Toàn bộ số cây trồng trên diện tích này đều là diện tích đã phát lấn chiếm từ năm 2015 trở về trước. lực lượng bảo vệ của công ty rất vất vả ngày đêm theo rõi để bắt các đối tượng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Khu đất người dân tranh chấp với Cty lâm nghiệp
Khu đất người dân tranh chấp với Cty Lâm nghiệp Mai Sơn 

Qua điều tra phóng viên thấy: Trong một thời gian ngắn Công ty Lâm nghiệp Mai Sơn đã phát hiện và lập rất nhiều biên bản về việc phát rừng tái sinh tự nhiên lấn chiếm đất. Như trường hợp ông Nguyễn Như Hoàn người dân thôn Bái đá  tự ý phát rừng tái sinh để chiếm đất trồng cây với lý do thấy mọi người phá được thì mình cũng đi phá. Anh Hoàn đang phát lấn chiếm đất tại khoảng 22 địa  khi phát hiện ông Hoàn và bà Hòa đang cuốc hố trên lô đất lấn chiếm là rừng tự nhiên tái sinh trạng thái IC và một phần có cây bạch đàn, diện tích phát lấn chiếm chưa trồng cây là 2,0 ha, diện tích đã trồng keo là khoảng 0,2 ha, đã cuốc, đào được khoảng 1000 hố. Mục đích của các hộ dân chủ yếu vì lợi ích kinh tế đã bất chấp quy định của pháp luật, tổ chức lấn chiếm đất rừng của công ty làm ảnh hưởng đến công tác sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và an ninh trật tự, xã hội.

Công văn kiến nghị của Công ty Mai Sơn
Công văn kiến nghị của Công ty Mai Sơn

Trước những bất cập trên, để tránh xảy ra những va chạm không đáng có giữa Công ty lâm nghiệp Mai Sơn và người dân địa phương sinh sống, trồng rừng xung quanh doanh nghiệp, phía Công ty Mai Sơn đã có nhiều văn bản kiến nghị sang UBND xã Lục Sơn yêu cầu giải quyết dứt điểm, chấm dứt sự chồng lấn về đất sản. Nhưng dường như, những kiến nghị chỉ ở mức ghi nhận rồi bỏ mặc.

Đã đến lúc các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang cần vào cuộc, làm rõ mốc giới giữa dân và doanh nghiệp trồng rừng để tránh tình trạng mất đoàn kết cũng như an ninh trật tự trước khi quá muộn.

Báo Tài nguyên và Môi trường điện tử sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.

Bài & ảnh: Hà Thúy – Nhật Lam

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bắc Giang: Chính quyền địa phương để mặc cho dân lấn đất?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO