Được xây dựng trong một khu vực ô nhiễm nơi gần như vẫn không thể ở được và du khách được dẫn dắt bởi hướng dẫn viên mang theo máy đo bức xạ, 3.800 tấm pin năng lượng mặt trời sản xuất ra năng lượng để cung cấp cho 2.000 căn hộ.
Hồi tháng 4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl nổ tung, gây nên thảm họa nguyên tử tồi tệ nhất trong lịch sử. Sau sự cố, chính phủ Liên Xô thành lập một vùng cách ly có bán kính 40 km xung quanh nhà máy và hàng chục ngàn người phải sơ tán.
31 công nhân nhà máy và nhân viên cứu hỏa đã thiệt mạng trong thảm họa trên, chủ yếu là do bệnh bức xạ cấp tính.
Hàng ngàn người sau đó cũng đã chết vì các bệnh liên quan đến phóng xạ như ung thư, mặc dù tổng số người chết và các ảnh hưởng sức khỏe lâu dài vẫn là chủ đề của cuộc tranh luận gay gắt.
“Đó không chỉ là một nhà máy điện mặt trời khác. Thật khó để đánh giá thấp ý nghĩa của dự án cụ thể này”, Evhen Variagin, Giám đốc điều hành của Solar Chernobyl LLC nói với các phóng viên.
Nhà máy năng lượng mặt trời một megawatt là một dự án chung của công ty Ukraina Rodina và Enerparc AG của Đức, trị giá khoảng 1 triệu euro (1,2 triệu USD) và hưởng lợi từ thuế nhập khẩu đảm bảo một mức giá nhất định cho năng lượng.
Đây là lần đầu tiên khu vực này sản xuất năng lượng kể từ năm 2000, khi nhà máy hạt nhân cuối cùng bị đóng cửa. Valery Seyda, người đứng đầu nhà máy hạt nhân Chernobyl cho rằng khu vực tưởng chừng như sẽ không bao giờ sản xuất năng lượng nữa.
"Nhưng bây giờ chúng tôi đang nhìn thấy một khởi đầu mới, tuy vẫn còn nhỏ và yếu - sản xuất năng lượng tại khu vực này và điều này rất tuyệt” - ông nói.
Hai năm trước, một cái vòm khổng lồ nặng 36.000 tấn đã được kéo lên trạm năng lượng hạt nhân để tạo ra lớp ngăn chặn bức xạ và cho phép khu vực còn lại của lò phản ứng được tháo dỡ an toàn.
Nó xuất hiện tại thời điểm đầu tư tăng mạnh vào năng lượng tái tạo ở Ukraine. “Từ tháng 1 đến tháng 9, hơn 500 MW công suất tái tạo đã được bổ sung trong nước, gấp đôi so với năm 2017”, chính phủ cho biết.
Yulia Kovaliv, người đứng đầu Văn phòng Hội đồng Đầu tư Quốc gia của Ukraine cho biết các nhà đầu tư muốn gặt hái lợi ích từ một kế hoạch trợ cấp hào phóng trước khi quốc hội bỏ phiếu về việc loại bỏ nó vào tháng 7 năm tới.
"Các nhà đầu tư hy vọng trong các cơ sở ngành năng lượng tái tạo được công bố trước năm 2019 sẽ hoạt động trên hệ thống thuế xanh hiện hành (có lợi)", bà Yulia Kovaliv nói với Reuters bên lề một hội nghị ở Odessa hồi tháng 9.
"Và đó là lý do tại sao các nhà đầu tư muốn mua các dự án sẵn sàng xây dựng để hoàn thành công tác xây dựng trước thời điểm đó” – bà Yulia Kovaliv nhấn mạnh.