Áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào bảo vệ môi trường

27/11/2018 18:48

(TN&MT) - Ngày 27/12, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổng Cục môi trường tổ chức hội thảo “Chung tay bảo vệ môi trường – phát triển...

(TN&MT) - Ngày 27/12, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phối hợp với Tổng Cục môi trường tổ chức hội thảo “Chung tay bảo vệ môi trường – phát triển bền vững trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0  - Doanh nghiệp Xanh năm 2018”.

Hội thảo nhằm tạo cơ hội cho đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân, những người có hoạt động liên quan đến môi trường tiếp cận những chủ chương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tiếp cận khoa học và công nghệ mới về bảo vệ môi trưởng, quản lý tài nguyên thiên nhiên và tiêu dùng bền vững. Tương tác, đối thoại giữa đội ngũ trí thức, doanh nhân và những người có hoạt động liên quan đến môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường; Truyền thông nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp – doanh nhân và người dân về bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên thiên nhiên, sống thân thiện với môi trường và có ý thức tiêu dùng bền vững; Đẩy mạnh các hoạt động sáng tạo, đi đầu của đội ngũ trí thức, doanh nhân,  chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ tham gia bảo vệ môi trường – phát triển bền vững trong cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0.

CMCN 4.0 - cơ hội  đối với ngành TN&MT

Tại Hội thảo nhiều ý kiến cho rằng, CMCN 4.0 có tác động to lớn đến mọi mặt của đời sống, chính trị, kinh tế, xã hội. Việt Nam, tuy là quốc gia có trình độ phát triển trung bình về khoa học công nghệ nhưng không thể thụ động đứng ngoài xu thế đó mà cần chủ động, tích cực chuẩn bị các điều kiện để nắm bắt, tiếp cận với CMCN 4.0. Theo đánh giá của các chuyên gia, CMCN 4.0 tác động tích cực đến lĩnh vực môi trong ngắn hạn và hết sức tích cực trong trung và dài hạn nhờ các công nghệ tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, CNTT, kỹ thuật số còn tác động tích cực, mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác quản lý, điều hành và tác nghiệp trong lĩnh vực quản lý môi trường như: tiết kiệm thời gian, công sức, kinh phí, hội họp...

Công nghệ 4.0 tập trung chủ yếu phát triển công nghệ điện tử, tự động hóa và trí tuệ nhân tạo. Vì vậy, có thể ứng dụng các sản phẩm của công nghệ 4.0 trong các lĩnh vực như quan trắc tự động môi trường ở các điểm xả thải, đo tự động mức độ ô nhiễm đối với các yếu tố môi trường như nước thải, không khí, áp dụng trong dự báo cảnh báo khí tượng thủy văn kết nối mặt đất với vệ tinh …, từ đó có hệ thống dữ liệu rất tốt và chính xác để phục vụ công tác quản lý. Chúng ta có thể ứng dụng công nghệ 4.0 để phát triển xanh trong chuyển đổi mô hình kinh tế từ “nâu” sang “xanh”: Công nghệ 4.0 phải được ứng dụng trong giảm tiêu thụ năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, tận dụng chất thải công nghiệp và sinh hoạt trong kinh tế tuần hoàn và giảm phát thải bằng không. Đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học trong khôi phục, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.

Ngoài ra, công nghệ 4.0 thực chất là sự kết nối giữa không gian thực và không gian số, tận dụng kết hợp với công nghệ không gian vũ trụ, vệ tinh để giám sát mặt đất, nhất là các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ứng dụng ảnh chụp vệ tinh, kết hợp hệ thống thông tin địa lý (GIS) và số hóa nắm bắt chính xác các nguồn tài nguyên thiên nhiên, từ đó sẽ có biện pháp quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và BVMT. Công nghiệp 4.0 cũng đem lại các công nghệ để phát triển nguồn năng lượng sạch để thay thế nguồn năng lượng hóa thạch hiện nay gây ô nhiễm môi trường. Việc ứng dụng công nghệ thông minh của cách mạng công nghiệp 4.0 làm tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ, giảm tiêu hao nhiên liệu, chi phí sản xuất…

Theo ông Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, trong thời đại CMCN 4.0, để BVMT cần phải tăng cường hệ thống quan trắc tự động liên tục, các hệ thống sensor, camera, vệ tinh; Thu nhận, xử lý và công bố số liệu quan trăc tự động: Chất lượng không khí xung quanh, phát thải khí thải của các nhà máy, chất lượng nước các dòng sông, chất lượng nước thải khu công nghiệp, các nhà máy; Số hóa các dữ liệu, số liệu quản lý; Ứng dụng AI, big data, blog chain, IOT trong kiểm soát ô nhiễm, dự báo hành vi...

f
 

Đồng quan điểm trên, một số ý kiến cũng nhấn mạnh: Quản lý môi trường là một lĩnh vực quản lý liên quan đến đa ngành. Mọi hoạt động điều tra cơ bản, quản lý, chỉ đạo, điều hành và chuyên môn nghiệp vụ của ngành đều dựa trên kết quả thu nhận, phân tích, xử lý, tổng hợp thông tin. Thông tin của ngành bao trùm toàn bộ không gian lãnh thổ; theo thời gian. Việc xây dựng được một hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn toàn diện về tài nguyên và môi trường và cơ chế để các tổ chức, cá nhân có thể khai thác, tiếp cận, sử dụng và tham gia đóng góp một cách rộng rãi trên cơ sở công nghệ, khả năng kết nối, phân tích, xử lý, chia sẻ của CMCN 4.0 cần được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngành  TN&MT trong thời gian tới.
Ngành TN&MT với CMCN 4.0
Cũng tại hội thảo này, báo cáo của Tổng cục Môi trường cho thấy, để tham gia vào cuộc CMCN 4.0, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định trước tiên cần đặc biệt chú trọng đến hoạt động khoa học và công nghệ, đánh giá được trình độ công nghệ, xây dựng được mạng lưới quy hoạch các tổ chức KH&CN, đồng thời có những định hướng đúng đắn thúc đẩy được hoạt động khoa học và công nghệ đạt hiệu quả và có ứng dụng thực tế, đảm bảo lợi ích về kinh tế và bảo vệ môi trường. Trong cuộc họp xây dựng kế hoạch và phân công thực hiện các nội dung của Ban chỉ đạo trung ương xây dựng Ðề án Chủ trương, chính sách chủ động hội nhập cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cũng chỉ đạo soạn thảo xây dựng kế hoạch đưa ra những đề xuất hoạt động khoa học và công nghệ cho Bộ Tài nguyên và Môi trường trong giai đoạn tới.
Bộ TN&MT cũng đã thành lập Thành lập Tổ soạn thảo xây dựng Kế hoạch thực hiện các nội dung của Đề án “Chủ trương chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”  và hoàn thành xây dựng Báo cáo "Chính sách, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, kỹ thuật số trong quản lý tài nguyên và môi trường. Trong đó, trên cơ sở đánh giá hiện trạng về ứng dụng CNTT của ngành, đánh giá tác động của cuộc CMCN4.0 với ngành đưa ra được định hướng phát triển KH&CN ngành TN&MT phù hợp với CMCN4.0 và chính sách, nhiệm vụ và giải pháp thúc đẩy ứng dụng CNTT, kỹ thuật số trong quản lý tài nguyên và môi trường…

f

Thực hiện chiến lược ngành TN&MT nói chung và môi trường nói riêng, trong lĩnh vực Môi trường đã xây dựng được tổ chức hệ thống ngành từ Trung ương đến địa phương để thống nhất quản lý và đẩy mạnh thực hiện Chiến lược ứng dụng CNTT trong ngành TN&MT với các nhiệm vụ chính: Thực hiện chiến lược, xây dựng CSDL, tin học hóa phục vụ cải cách hành chính trong ngành TN&MT; có tầm nhìn và cách tiếp cận có hệ thống trong công tác ứng dụng CNTT, đánh giá đúng vai trò của CNTT; xây dựng, xác định rõ các định hướng và bước đi cụ thể trong ứng dụng CNTT; tham mưu cho lãnh đạo các cấp về sự cần thiết cũng như triển vọng và lợi ích của ứng dụng CNTT,  kiện toàn bộ máy quản lý chuyên trách về CNTT các cấp; đã và đang triển khai các nội dung hết sức quan trọng, tạo nền tảng cho ứng dụng CNTT của ngành.
Tại địa phương, qua báo cáo của 43 tỉnh, thành phố về hệ thống CSDL quản lý môi trường cho thấy: có 24/43 tỉnh, thành phố có CSDL về môi trường (chiếm tỷ lệ 55,8 %); có 14/24 tỉnh có CSDL quản lý đầy đủ các thông tin về chất thải rắn, nước thải và khí thải (chiếm tỷ lệ 60%), các tỉnh còn lại có CSDL nhưng mới chỉ có các thông tin cơ bản về quản lý nguồn thải; có 11/43 tỉnh có CSDL được cập nhật thường xuyên các thông tin (chiếm tỷ lệ 32,4%). Đặc biệt, một số địa phương hiện lưu trữ các thông tin môi trường bằng tài liệu giấy. Tại các sở TN&MT, các công chức đã được trang bị máy tính và 90,8% trong số đó có kết nối mạng Internet. Đây là điều kiện thuận lợi để đảm bảo thực hiện triển khai Hệ thống thông tin quốc gia về môi trường trên phạm vi cả nước.
Ông Hoàng văn Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường khẳng định, với mục tiêu là quản lý và sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu; đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; tạo sự chuyển biến rõ nét về phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế. Bộ TN&MT đã xác định, việc nghiên cứu và ứng dụng những công nghệ trong giai đoạn CMCN 4.0 được ưu tiên là những công nghệ về quan trắc môi trường, khí tượng thủy văn, tài nguyên nước; những công nghệ sản xuất giảm thiểu ô nhiễm, giảm chất thải…được đặc biệt ưu tiên.
Để thực hiện được mục tiều đề ra, TCMT sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp như: Tuyên truyền nâng cao nhận thức về thời cơ và thách thức của CMCN 4.0 đối với  lĩnh vực quản lý môi trường; âng cao chất lượng, đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu CMCN4.0;  Xây dựng các VBQPPL và quy chế quản lý và sử dụng; Hỗ trợ và huy động các nguồn vốn cho việc ứng dụng CMCN4.0;  Hợp tác và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó sẽ phát triển công nghệ bảo vệ môi trường, sử dụng bền vững, tài nguyên và phục hồi môi trường; Xây dựng Kiến trúc Chính phủ điện tử, ban hành Kế hoạch ứng dụng CNTT và Cải tiến quy trình quản lý và hoạt động nghiệp; Tăng cường đảm bảo an toàn thông tin; Xây dựng Hệ thống thông tin, CSDL môi trường quốc gia.
 
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Áp dụng cách mạng công nghiệp 4.0 vào bảo vệ môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO