Anh là nơi có nhà máy điện chạy bằng than đầu tiên trên thế giới vào những năm 1880 và than là nguồn điện chiếm ưu thế và là động lực kinh tế lớn trong thế kỷ tiếp theo.
Tuy nhiên, vào tuần trước, Anh đã trở thành quốc gia G7 đầu tiên cam kết đạt mức phát thải bằng không vào năm 2050. Mục tiêu này đòi hỏi phải tăng mạnh nguồn năng lượng carbon thấp và giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch hơn nữa.
Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đã thảo luận về việc chuyển sang một mục tiêu khí hậu thắt chặt hơn, tuy nhiên phải tranh luận để tìm sự nhất trí giữa các quốc gia thành viên.
“Sự tiến bộ đáng kinh ngạc mà nước Anh đã đạt được trong 10 năm qua đồng nghĩa với việc năm 2019 sẽ là năm đầu tiên năng lượng carbon đánh bại nhiên liệu hóa thạch” - John Pettigrew, Giám đốc điều hành của Lưới điện quốc gia Anh cho biết.
Dữ liệu từ Lưới điện quốc gia Anh cho thấy sản xuất năng lượng carbon thấp đóng góp khoảng 48% điện năng của Vương quốc Anh trong 5 tháng đầu năm 2019 trong khi nhiên liệu hóa thạch như than và các nhà máy khí đốt đóng góp khoảng 47%. Phần còn lại đến từ sinh khối và lưu trữ.
Việc chuyển đổi phần lớn là do sự gia tăng rất lớn về công suất điện gió của Anh, với sức gió đóng góp gần một phần năm năng lượng của nước này trong 5 tháng đầu năm nay, tăng từ mức 1% trong năm 2009.
“Chỉ riêng bờ biển lộng gió của Anh đã được chứng minh là một nơi lý tưởng cho các dự án lớn về gió, với bờ biển phía Tây Bắc nước Anh là trang trại gió ngoài khơi lớn nhất thế giới”, trang trại gió ngoài khơi Walney Extension do Orsted điều hành cho biết.
Gia tăng năng lượng carbon không đánh dấu sự thay đổi lớn so với một thập kỷ trước khi các nhà máy than và khí đốt cung cấp khoảng 3/4 điện năng của đất nước.
“Anh lên kế hoạch loại bỏ tất cả các nhà máy phát điện đốt than vào năm 2025 và việc cắt giảm phát thải nhà kính sẽ rất quan trọng nếu nước này đạt được mục tiêu không phát thải”, các cố vấn khí hậu của chính phủ Anh cho biết.