Aerion thiết kế máy bay phản lực siêu âm chạy hoàn toàn bằng nhiên liệu sinh học

29/03/2019 09:21

(TN&MT) - “Nhà phát triển máy bay phản lực Supersonic Aerion Corp đang thiết kế chiếc máy bay đầu tiên chạy hoàn toàn bằng nhiên liệu sinh học để giảm khí thải, trong bối cảnh công ty yêu cầu các tiêu chuẩn toàn cầu mới cho các máy bay có thể chinh phục rào cản âm thanh”, Giám đốc điều hành của công ty, Tom Vice cho biết.

Aerion thiết kế máy bay phản lực siêu âm chạy hoàn toàn bằng nhiên liệu sinh học
Aerion thiết kế máy bay phản lực siêu âm chạy hoàn toàn bằng nhiên liệu sinh học

Phát biểu tại một sự kiện của Wings Club ở New York, Mỹ, Tom Vice cho biết: Máy bay phản lực thương mại siêu thanh AS2 của Aerion với giá niêm yết 120 triệu USD sẽ có thể chạy bằng nhiên liệu tổng hợp dầu hỏa Paraffinic (SPK).

Máy bay cận âm hiện nay sử dụng hỗn hợp nhiên liệu sinh học và dầu hỏa phản lực thông thường để đảm bảo chất lượng nhiên liệu không gây hại cho động cơ. Ông Tom Vice cho biết máy bay của Aerion sẽ có một động cơ được thiết kế với các con dấu có thể xử lý nhiên liệu sinh học.

“Việc chạy bằng nhiên liệu sinh học sẽ làm giảm ít nhất 40% lượng khí thải CO2”, Vice cho biết thêm.

Aerion và các nhà sản xuất máy bay siêu thanh đồng nghiệp Spike Aerospace và Boom Supersonic đang làm việc để giới thiệu lại các máy bay chở khách cực nhanh lần đầu tiên kể từ khi chiếc máy bay Anglo-French Concorde dừng cất cánh vào năm 2003.

Aerion cho biết AS2 sẽ bay với tốc độ lên đến Mach 1.4, tương đương khoảng 1.000 dặm (1.610 km) mỗi giờ, nhanh hơn 70% so với máy bay phản lực thương mại thông thường.

Theo dự kiến, chuyến bay đầu tiên của AS2 sẽ ​​vào năm 2023.

Mặc dù các máy bay phản lực siêu âm ngày nay yên tĩnh hơn và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với máy bay Concorde nhưng các máy bay này gặp khó khăn trong việc đáp ứng tiêu chuẩn về tiếng ồn và khí thải carbon cho các máy bay thông thường do sự hạn chế về động cơ và đốt cháy nhiên liệu cao hơn.

Mỹ đang thúc đẩy việc tạo ra các quy tắc toàn cầu mới về tiếng ồn cho máy bay phản lực siêu thanh nhưng vấp phải sự phản đối từ châu Âu bởi châu Âu muốn các máy bay này đáp ứng các tiêu chuẩn giống như các máy bay hiện có.

Đặt ra các tiêu chuẩn toàn cầu thường được 192 quốc gia thành viên áp dụng, Cơ quan hàng không Liên Hợp Quốc, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) cho biết sẽ nghiên cứu máy bay phản lực siêu âm, tuy nhiên không cam kết tạo ra các tiêu chuẩn mới cho các máy bay.

“Chúng tôi rất muốn thấy sự khác biệt giữa các tiêu chuẩn cận âm và siêu âm Có sự khác biệt giữa các máy bay” – Vice nhấn mạnh.

AS2 của Aerion sẽ đáp ứng mức độ tiếng ồn cho các máy bay cận âm, nhưng không đáp ứng tiêu chuẩn khí thải carbon.

“Đối với CO2, họ đã thiết lập tiêu chuẩn cho siêu âm. Vì vậy, tất cả những gì chúng ta có là tiêu chuẩn cận âm. AS2 có mức đốt nhiên liệu cao hơn nên chúng ta sẽ không đáp ứng được tiêu chuẩn đó” – ông Vice nói.

Theo ông, việc tạo ra một động cơ có khả năng chạy bằng nhiên liệu sinh học sẽ làm giảm lượng khí thải mặc dù nguồn cung cấp nhiên liệu như vậy có hạn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Aerion thiết kế máy bay phản lực siêu âm chạy hoàn toàn bằng nhiên liệu sinh học
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO