Nhìn lại công tác quản lý bảo vệ rừng tỉnh Điện Biên năm 2020

Hà Thuận | 11/03/2021, 22:27

(TN&MT) - Nhờ đẩy mạnh các biện pháp tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Điện Biên tăng, vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2020. Nhưng không vì thế mà nhiệm vụ bảo vệ rừng đã hết gian nan.

Nhờ làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Điện Biên tăng vượt chỉ tiêu.

Vượt chỉ tiêu nghị quyết Đại hội

Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên cho biết: Để đẩy mạnh công tác quản lý bảo vệ rừng, Sở đã chủ động tham mưu giúp Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai đầy đủ nhiệm vụ về quản lý bảo vệ rừng (QLBVR), phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR), quản lý quy hoạch 3 loại rừng theo thẩm quyền; ban hành hơn 120 văn bản chỉ đạo lực lượng kiểm lâm, các chủ rừng trực thuộc tăng cường thực hiện nhiệm vụ về phòng cháy chữa cháy rừng; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lâm nghiệp; kiểm tra, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp…

Trong năm 2020, Sở đã tham mưu UBND tỉnh ban hành cấp dự báo cháy rừng, các bảng tra cấp dự báo cháy rừng, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng; đã chỉ đạo triển khai xây dựng phương án PCCCR tại 100% các chủ rừng trên địa bàn toàn tỉnh. Hiệu quả mang lại đó là số vụ cháy rừng năm 2020 chỉ có 5 vụ, diện tích rừng bị thiệt hại hoàn toàn 5,6 ha; giảm 12 vụ và 15,6 ha diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2019. Đã tổ chức tuyên truyền được 1.738 đợt tuyên truyền trực tiếp tại các thôn, bản với 82.136 lượt người tham gia và cam kết bảo vệ rừng (đảm bảo an toàn dịch bệnh mặc dù đầu năm và cuối năm có tình trạng dịch bệnh Covid19 phức tạp).

Cùng với đó, công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng đã được thực hiện tốt. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã ký 2 quy chế, kế hoạch phối hợp với Phòng Cảnh sát Phòng CCC&CNCH Công an tỉnh và Chi cục Kiểm lâm Vùng I. Tổ chức Hội nghị Sơ kết 2 năm thực hiện Quy chế phối hợp công tác QLBVR, quản lý lâm sản và PCCCR vùng giáp ranh 3 tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Sơn La. Các Hạt Kiểm lâm cấp huyện đã ký kết quy chế phối hợp với Công an, Quân sự cấp huyện trong bảo vệ rừng và PCCCR; 4/4 huyện có đường biên giới giáp với Lào, Trung Quốc đã ký Quy chế phối hợp bảo vệ rừng khu vực biên giới giữa Hạt Kiểm lâm và các Đồn Biên Phòng.

Số vụ cháy rừng năm 2020 giảm 12 vụ và 15,6 ha diện tích rừng bị thiệt hại so với năm 2019.

Sở cũng đã chỉ đạo làm tốt công tác tuần tra bảo vệ rừng (trên 1500 lượt tuần tra với trên 9.900 lượt người tham gia tuần tra), triển khai nhiều giải pháp, biện pháp nghiệp vụ kiểm tra, đảm bảo chấp hành pháp luật về lâm nghiệp. Các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đã giảm năm thứ 3 liên tiếp về cả số vụ, quy mô và mức độ vi phạm. Tổng số vụ vi phạm năm 2020 là 329 vụ, giảm 67 vụ tương đương với 16,9% so với năm 2019 và trên địa bàn tỉnh không xuất hiện thêm các điểm nóng về tình trạng chặt phá rừng.

Lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong theo dõi diễn biến rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng và đây là một trong những công cụ hữu hiệu, giảm thiểu nhân lực, kịp thời phát hiện xử lý, giảm thiểu các thiệt hại đến rừng do cháy rừng và các hành vi vi phạm pháp luật về rừng gây ra.

Nhờ những biện pháp trên mà tỷ lệ che phủ rừng tỉnh Điện Biên năm 2020 đạt 42,66% (trên 407 nghìn ha rừng) đã đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đã đề ra là 0,66%; vượt chỉ tiêu UBND tỉnh giao năm 2020 là 0,16%. Đây là kết quả đáng ghi nhận sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong công tác QLBVR.

Còn đó những gian nan…!

Mặc dù tỷ lệ che phủ rừng tăng, số vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiêp giảm, nhưng không vì thế mà tỉnh Điện Biên được phép chủ quan, lơ là. Bởi lẽ, công tác QLBVR trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều gian nan. Minh chứng là năm 2020, toàn tỉnh Điện Biên vẫn xảy ra 329 vụ vi phạm pháp luật về lâm nghiệp.

Mặc dù vượt chỉ tiêu về tỷ lệ che phủ rừng nhưng công tác quản lý, bảo vệ rừng tỉnh Điện Biên vẫn còn gian nan và đầy cam go, quyết liệt.

Theo ông Bùi Minh Hải, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong QLBVR là do trên địa bàn tỉnh vẫn còn có tình trạng cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của pháp luật lâm nghiệp; còn coi đó là nhiệm vụ của cơ quan Kiểm lâm; chưa thực sự vào cuộc quyết liệt, nghiêm túc trong bảo vệ rừng. Một số chủ rừng là cộng đồng dân cư không thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên việc tuần tra, bảo vệ rừng; ngại va chạm; không tố giác người vi phạm trong cộng đồng.

Cùng với đó, kinh phí phục vụ cho các hoạt động bảo vệ rừng của lực lượng kiểm lâm còn nhiều hạn chế; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu. Biên chế lực lượng Kiểm lâm địa bàn còn mỏng so với yêu cầu nhiệm vụ thực tế (Kiểm lâm địa bàn có nơi phụ trách 2 đến 3 xã).

Khó khăn lớn nhất trong công tác QLBVR là đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng cao còn nhiều khó khăn; tập quán canh tác chủ yếu dựa vào nương rẫy, du canh, du cư. Nhu cầu về diện tích làm nương rẫy của người dân với phương thức canh tác luân canh lạc hậu vẫn còn lớn… Người dân không đồng tình đưa những diện tích nương đã bỏ hoang nhiều năm, đã thành rừng vào khoanh nuôi tái sinh nên hàng năm vẫn có những diện tích rừng trên địa bàn bị tàn phá. Thực tế trên cho thấy, việc giữ rừng ở Điện Biên còn gian nan và đầy cam go, quyết liệt.

Đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, sống phụ thuộc vào nương rẫy là áp lwucj lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Để giải quyết những khó khăn trên, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên đã giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc để sớm triển khai các hoạt động cụ thể về lâm nghiệp. Cùng với đó, tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, sự chủ động của mỗi công chức, viên chức ở mỗi vị trí việc làm; tiếp tục thực hiện nghiêm việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ; kịp thời khen thưởng, động viên những trường hợp làm tốt, điển hình; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp để xảy rà vi phạm.

Bên cạnh đó, chỉ đạo lực lượng kiểm lâm chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan như Công an, Quân đội và các tổ chức đoàn thể trong thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường năng lực cho công chức, viên chức trong lĩnh vực lâm nghiệp đặc biệt là năng lực về khoa học công nghệ đáp ứng với yêu cầu tình hình thực tế hiện nay. Các hoạt động quản lý bảo vệ rừng: Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật; tuần tra rừng; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; phát hiện sớm và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, các vụ cháy rừng… phải được chú trọng ngay từ cơ sở.

“Thời gian tới, Sở sẽ đẩy nhanh việc tham mưu giúp UBND tỉnh phê duyệt Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 tỉnh Điện Biên.” - Ông Bùi Minh Hải cho biết thêm.

Bài liên quan
  • Động lực để người dân Mường Chà (Điện Biên) bảo vệ rừng
    (TN&MT) - Trong những năm gần đây, nhận thức của người dân huyện vùng cao Mường Chà (Điện Biên) về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đã được nâng lên rõ rệt; không còn tình trạng chặt phá, lấn chiếm rừng làm nương rẫy. Rừng đã có chủ; người dân được hưởng lợi từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và độ che phủ của rừng tăng nhanh qua mỗi năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
    Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
  • Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
    (TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO