Sẵn sàng triển khai chương trình phát triển KT-XH vùng dân tộc thiểu số và miền núi từ tháng 10/2021

Phương Hà | 02/07/2021, 15:16

(TN&MT) - Khẩn trương hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi; Xây dựng Kế hoạch tổ chức thực hiện năm 2021 và giai đoạn 5 năm; các Bộ, ngành, địa phương liên quan tăng cường phối hợp để chuẩn bị sẵn sàng triển khai Chương trình ngay từ tháng 10/2021… là những thông tin chỉ đạo, điều hành của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình tại Kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo Kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

Ngày 24/6/2021, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương để nghe các Bộ, ngành, cơ quan báo cáo về tình hình thực hiện các nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021 và một số đề xuất, kiến nghị của các Bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về Chương trình.

Cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi ngày 24/6

Phó Thủ trướng đánh giá cao Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành, cơ quan thuộc Ban Chỉ đạo Trung ương đã chỉ đạo quyết liệt, sâu sát các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, Ủy ban Dân tộc cần rút kinh nghiệm đối với một số nhiệm vụ quá hạn và khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình theo quy định hiện hành.

Về các nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2021, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình cơ bản nhất trí với đề xuất của Ủy ban Dân tộc và ý kiến của các Bộ, ngành, cơ quan dự họp. Đồng thời yêu cầu Ủy ban Dân tộc, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp tốt, quyết tâm hoàn thành các nhiệm vụ được giao bảo đảm tiến độ, chuẩn bị sẵn sàng để triển khai thực hiện Chương trình ngay từ tháng 10 năm 2021; trong đó tập trung triển khai một số nội dung như sau:

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định; tiếp tục hoàn thiện thể chế và các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình, trọng tâm là Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình MTQG và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Chương trình.

Chú trọng tạo điều kiện phát triển cho lao động người dân tộc thiểu số

Xây dựng Kế hoạch thực hiện và đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện Chương trình giai đoạn 5 năm và năm 2021 theo Quy chế quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt chú trọng nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, giải pháp về quy hoạch, đào tạo nghề, xây dựng chuỗi giá trị, khoa học công nghệ, huy động thêm các nguồn lực từ quốc tế và xã hội để thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, bền vững, dân chủ, công khai, minh bạch, tập trung cho các xã, thôn, bản khó khăn nhất và giải quyết các vấn đề bức xúc, cấp bách nhất cho các hộ nghèo, nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù.

Khẩn trương kiện toàn bộ máy Ban Chỉ đạo và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình ở cấp tỉnh bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII.

Tăng cường công tác tuyên truyền, truyền thông nhằm nâng cao ý thức tự lực, tự cường của người dân và vận động sự tham gia của cộng đồng để thực hiện Chương trình; kịp thời tuyên dương, khen thưởng những điển hình tiên tiến, những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; khuyến khích, hỗ trợ các mô hình khởi nghiệp sáng tạo, hiệu quả cao để phổ biến, áp dụng thí điểm trên địa bàn một số xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trên cơ sở đó tổng kết, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm để từng bước nhân rộng trên địa bàn cả nước.

Bài liên quan
  • Chương trình Chương trình Mục tiêu quốc gia về Dân tộc thiểu số và miền núi đối với phát triển KT-XH
    (TN&MT) - Sáng 24/6, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã nêu rõ, Chương trình có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, hỗ trợ sinh kế và bảo đảm đời sống cho nhân dân vùng đồng bào DTTS và miền núi, vốn là vùng “lõi nghèo” của cả nước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Lễ cúng rừng của người Mông Nà Hẩu: Bảo vệ không gian linh thiêng của con người
    Một trong những lễ hội quan trọng trong năm của người Mông Nà Hẩu ngoài Tết Nguyên Đán là lễ cúng rừng, hàng năm các thôn sẽ tổ chức lễ cúng rừng một lần vào ngày âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Đối với đồng bào vùng cao sống nhờ rừng, nương nhờ vào rừng, rừng vừa là nguồn sống, vừa là không gian linh thiêng cần được bảo vệ.
  • Ủy ban Dân tộc tuyên dương 143 học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc năm 2023
    (TN&MT) - Tối 26/12/2023, tại Hà Nội, Uỷ Ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu lần thứ 10 năm 2023.
  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2
    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.
  • Bảo đảm điều kiện học tập cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 1385/CĐ-TTg ngày 20/12/2023 về tăng cường, bảo đảm các điều kiện ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho trẻ em mầm non, học sinh nội trú, bán trú, học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
  • Hà Giang: Nâng cao nhận thức về môi trường vùng đồng bào dân tộc
    (TN&MT) - Hiện nay, tại một số vùng đồng bào dân tộc trên địa bàn Hà Giang vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường tại một số vùng nông thôn miền núi mà nguyên nhân trước hết và chủ yếu là do ý thức, truyền thống và tập quán lạc hậu do chính người dân gây ra.
  • Cùng giữ “hồn cốt” văn hóa Thái
    Mỗi người một vẻ, một thế mạnh, những người dân tộc Thái ở làng Thái cổ Hoa Tiến (xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An) đều đang lưu giữ, lan tỏa, phát triển “hồn cốt” của văn hóa đồng bào dân tộc Thái nơi bản làng vùng cao xứ Nghệ này.
  • Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023
    (TN&MT) - Tối 25/11, tại Quảng trường Bạch Đằng, TP. Sóc Trăng đã diễn ra Chương trình Khai mạc Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo tỉnh Sóc Trăng năm 2023 với chủ đề “Sóc Trăng - Khát vọng vươn xa”.
  • Sửa đổi điều kiện công nhận người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số
    Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg ngày 23/11/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 6/3/2018 về tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số.
  • [Infographic] - Các tôn giáo TP.HCM bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu
    Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.HCM cho biết, trong giai đoạn 2020-2023, TP.Hồ Chí Minh đã xây dựng được 112 mô hình tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu của cộng đồng tôn giáo.
  • Chuyện những người “gieo chữ” ở vùng cao A Lưới
    (TN&MT) - Vượt qua những vất vả, gian nan, những giáo viên đang “cắm bản” tại rẻo cao A Lưới (tỉnh Thừa Thiên – Huế) luôn nỗ lực truyền dạy, động viên đưa các em học sinh gần hơn với con chữ ở đại ngàn Trường Sơn.
  • Già làng, trưởng bản – Tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường
    (TN&MT) - Nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, một trong những yếu tố quan trọng nhất là ý thức, sự chủ động vào cuộc, chung sức đồng lòng của bà con nhân dân. Trong hành trình ấy, già làng, trưởng bản chính là những hạt nhân uy tín, đi đầu, định hướng tuyên truyền để bà con hiểu, cùng nhau thực hiện các hoạt động ra quân bảo vệ môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO