Dân tộc thiểu số

Rừng Thanh Nưa – mùa “canh lửa”

Trần Hương 29/06/2023 10:20

Cuối tháng 6, ngoài trời đã xuất hiện vài cơn mưa nặng hạt, tưới đẫm cỏ cây sau nhiều ngày khô hạn. Thế nhưng, những cánh rừng tái sinh trên địa bàn xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên (Điện Biên) thời điểm này vẫn là mùa “canh lửa” vì nguy cơ cháy rừng luôn hiện hữu. 

Từ những thanh niên canh lửa rừng…

Dẫn chúng tôi đi thăm cánh rừng tái sinh đã 25 năm tuổi, anh Trần Văn Cường, Bí thư Ðoàn xã Thanh Nưa cho biết: “Với diện tích rừng xã tương đối lớn, hơn 50ha, các đoàn thể trong xã đã thành lập nhiều nhóm, câu lạc bộ bảo vệ rừng, trong đó đoàn thanh niên nhận khoanh nuôi, bảo vệ khu rừng tái sinh rộng hơn 10ha, nơi đầu nguồn con suối Hồng Lệnh chạy trên địa bàn xã Thanh Nưa. Để làm nhiệm vụ tốt hơn, Đoàn xã đã thành lập Câu lạc bộ (CLB) mang tên “Thanh niên tình nguyện chăm sóc, bảo vệ rừng”.

Mùa này, ngay tại bìa rừng, hàng loạt thân cây rụng lá, cùng với thời tiết khô hanh, gió mạnh thì chỉ cần một mồi lửa nhỏ vô tình nào đó, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn là rất lớn. Do vậy, CLB đã phân công đoàn viên thanh niên thường xuyên trực chiến để quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là canh lửa rừng, cố gắng không để xảy ra bất cứ vụ cháy rừng nào dù là nhỏ nhất”.

Để hạn chế tối đa nguy cơ cháy rừng, CLB phân rõ vai trò và gắn trách nhiệm cho từng tổ, từng đội, làm sao cố gắng huy động cao nhất sự cộng đồng trách nhiệm từ mỗi đoàn viên. Ban đầu chỉ có sự tham gia của những người ưu tú nhất, song đến nay CLB đã tập hợp được hơn 50 đoàn viên, chủ yếu thuộc các bản bao quanh khu vực rừng được giao là: Tông Khao, Co Pao và Hồng Lệnh.

Hôm nay, những đoàn viên thanh niên trong CLB giữ rừng tham gia bảo vệ rừng tuần tra rừng. Công việc của anh Cường và các đoàn viên là thay phiên nhau tuần tra bảo vệ rừng và phát dọn, thu cỏ, cây, cành khô dưới thảm thực vật rừng; đào mới và khơi thông những đường băng ngăn lửa trong rừng; tạo những lán tập kết vật liệu phòng cháy chữa cháy rừng đề phòng nguy cơ hỏa hoạn xảy ra. 

Anh Cường kể, ngoài công việc thực địa tại rừng, CLB còn đi từng ngõ, gõ cửa từng nhà dân trên địa bàn xã để tuyên truyền nhắc nhở bà con đồng bào dân tộc thiểu số phòng cháy chữa cháy rừng, không phát nương, đốt dọn quanh bìa rừng gây nguy cơ cháy rừng….

dvtn-clv-thanh-nien-tinh-nguyen-cham-soc-bao-ve-rung-phat-don-kv-khoanh-nuoi-bao-ve.jpg
Đoàn viên thanh niên chăm sóc bảo vệ rừng

Nhận thức rõ rừng đầu nguồn có tầm quan trọng rất lớn trong việc bảo vệ nguồn nước sản xuất cho bà con trong khu vực, trong 5 năm trở lại đây, Ðoàn thanh niên xã Thanh Nưa còn nhân rộng thêm màu xanh cho cánh rừng của CLB. Sau khi có được nguồn giống hỗ trợ từ Trung ương Ðoàn, CLB bắt tay ngay vào việc trồng hơn 1ha cây keo và mỡ.

Những ngày khô hạn kéo dài, nắng nóng liên tiếp, các đoàn viên phải gùi từng can nước từ con suối Hồng Lệnh, ngược dốc lên tưới cho cây. Mồ hôi nhỏ thành dòng, hòa vào nước mát đã giúp cây rừng vượt qua 2 mùa nắng gió khắc nghiệt và từng ngày vươn mình xanh tốt dưới tán rừng tái sinh...

“Là đại diện cho tổ chức thanh niên đứng ra nhận khoán bảo vệ rừng, chúng tôi cũng hết sức trăn trở. Không phải ngại khó, ngại khổ, vì thanh niên chúng tôi có tuổi trẻ, có sức khỏe thì lo gì. Mà bởi, không như các tổ chức dân cư và hộ cá nhân, việc khoanh nuôi, bảo vệ được chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng, còn những tổ chức đoàn thể như chúng tôi thì hoàn toàn trên tinh thần tự nguyện. Trong khi anh em đoàn viên chủ yếu đều là lao động chính trong gia đình phần lớn là người dân tộc thiểu số, cuộc sống khó khăn nên anh em ưu tiên làm kinh tế. Băn khoăn, lo lắng là thế, nhưng thực tế khi thực hiện nhiệm vụ mỗi thành viên CLB chúng tôi đã gạt bỏ hết những khó khăn để giữ trọn màu xanh cho cánh rừng trước những mối đe dọa của thiên tai và con người suốt gần 10 năm qua” – Bí thư Ðoàn xã Thanh Nưa Trần Văn Cường xúc động chia sẻ thêm.

…đến những người cao tuổi trực chiến giữ rừng

Ngoài Đoàn Thanh niên xã, Hội Người cao tuổi xã Thanh Nưa cũng thành lập CLB giữ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng và hoạt động vô cùng hiệu quả.

tuổi 80, mắt đã mờ, lưng đã mỏi và đôi chân không còn nhanh nhẹn, nhưng ông Lò Văn Cu (sinh sống tại xã Thanh Nưa) là người dân tộc Thái, một trong những thành viên cốt cán của tổ hưu trí tham gia trồng và bảo vệ rừng ở 7 bản khu vực Hạ Thanh. Giờ đây, 8 người bạn đồng hành của ông đã lần lượt nằm yên nghỉ dưới những cánh rừng xanh ngút ngàn của bản, nhưng ông Cu vẫn tham gia bảo vệ rừng Hạ Thanh hàng ngày, hàng giờ với CLB Người cao tuổi xã và lực lượng kiểm lâm địa bàn.

z4349597804254-99bded120e7503f065ef54635ca53507-8025.jpg
Hội người cao tuổi phối hợp với lực lượng kiểm lâm tuần tra bảo vệ rừng

Sinh sống ngay tại bìa rừng khu vực Hạ Thanh, mỗi ngày đôi mắt ông Cu vẫn luôn hướng về những cánh rừng xanh, khuôn mặt ông rám nắng in hằn dấu vết của gần 40 năm gắn bó với việc trực chiến bảo vệ rừng.

Chia sẻ với chúng tôi, ông Cu hồi tưởng lại: “Nhiều năm tham gia trực chiến bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng, tôi có biết bao kỉ niệm với việc trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng nơi đây. Chỉ hơn hai chục năm trước thôi, nơi đây không một bóng cây, cả vạt nương bạc màu bị bà con bỏ không, đất khô cằn. Khi xã có chủ trương, rồi tổ chức đoàn thể đứng ra nhận trồng rừng, từ đó đến nay, mỗi năm diện tích rừng nơi này lại tăng lên vài héc ta. Bạn bè tôi từ ngày còn là thanh niên trai tráng trong bản, đã bỏ công sức mà không đòi hỏi một đồng tiền công nào cả, cùng nhau cuốc từng tấc đất, trồng từng cây xanh, tưới từng gáo nước… làm lên tán rừng xanh thẳm như bây giờ”.

Ông Lò Văn Cột, Chi hội trưởng Người cao tuổi khu vực Hạ Thanh, xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên chia sẻ: Sau khi được giao rừng, Hội đã thành lập CLB Quản lý, bảo vệ rừng khu vực Hạ Thanh, xây dựng phương án phòng cháy chữa cháy rừng hàng năm. Các chi hội xây dựng quy ước, hương ước liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng. Câu lạc bộ chia làm 6 tổ, mỗi tổ chịu trách nhiệm đi tuần tra rừng trong 1 tháng. Nhờ vậy trên diện tích được giao của Hội chưa xảy ra cháy rừng hay vụ chặt phá rừng trái pháp luật nào.

Giờ đây, trong số các thành viên Chi hội Người cao tuổi khu vực Hạ Thanh tham gia quản lý, bảo vệ rừng, người cao tuổi nhất đã bước sang tuổi 80, còn người ít nhất cũng đã ngoài 60 tuổi. Ở cái tuổi đáng ra là được nghỉ ngơi, được đón nhận sự chăm sóc phụng dưỡng của con cháu và người thân trong gia đình, nhưng họ lại chọn một công việc đòi hỏi nhiều sức khỏe và thời gian, nhằm mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

z4349598358229-3184b11a94bf76a38b52a557dfa48f27-7883.jpg
Hội Người cao tuổi xã  Thanh Nưa thành lập CLB  giữ rừng

Hình dung đến việc tuần tra hơn 40ha rừng, nhiều người trẻ tuổi không khỏi nản chí, nhưng đối với các thành viên Chi hội Người cao tuổi khu vực Hạ Thanh lại như một cuộc dạo bộ rèn luyện sức khỏe. Đó không chỉ bởi họ đã quen thuộc với công việc này, mà còn vì tình yêu với đất với rừng.

Sau gần bốn thập kỷ, những cánh rừng nay đã khép tán, những cây xoan, cây keo, cây mỡ và rất nhiều loại cây rừng khác, do hội viên người cao tuổi khu vực Hạ Thanh trồng chăm sóc bảo vệ, đã vươn mình phát triển cao lớn, nhiều thân gỗ 1 người ôm không xuể. Đó là thành quả, là biết bao công sức, mồ hôi và cả tâm huyết của những hội viên người cao tuổi khu vực Hạ Thanh.

Hiện nay, mô hình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng của Chi Hội Người cao tuổi khu vực Hạ Thanh cũng được xã Thanh Nưa chọn làm mô hình điểm để nhân rộng, thành lập các chi hội và cộng đồng bảo vệ rừng khác. Từ đó, phát huy được sức mạnh của cộng đồng trong bảo vệ rừng. Đến hết năm 2023, độ che phủ rừng của xã Thanh Nưa đạt 58,52%, tăng 4,01% so với năm 2022.

Hiện nay, ngoài nhiệm vụ riêng, mỗi CLB giữ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong xã Thanh Nưa còn phối hợp với lực lượng kiểm lâm, bảo lâm xã, mỗi tháng từ 1 - 2 lần, các tổ, đội liên ngành còn luân phiên nhau tuần tra, kiểm soát rừng. Trên cơ sở đó kịp thời phát hiện các vấn đề liên quan đến rừng để có báo cáo chính quyền địa phương, giải quyết kịp thời, không để phát sinh thành vụ việc phức tạp.

Do “trực chiến” 24/7, nên chỉ cần 1 cảnh báo cháy được thông báo đến hoặc một luồng khói trắng bốc lên từ rừng là tổ đội trực chiến đã nhanh chóng tập hợp, băng suối, xuyên rừng đến tận nơi, hô hào thành viên cũng như bà con bản địa dập lửa kịp thời, nhờ trực chiến đêm ngày như thế, nhiều năm nay, hàng chục ha rừng Thanh Nưa luôn xanh tốt mơn mởn, đặc biệt, cháy rừng không xảy ra một vụ nào.

Cũng chính lẽ đó, con suối thượng nguồn Hua Thanh nước đổ về dào dạt. Mặc cho những dòng sông nơi này, nơi kia có khô nứt nẻ chân chim, thì suối Hua Thanh vẫn đủ nước tưới tiêu cho những cánh đồng lúa của bản. Đồng bào DTTS ở Thanh Nưa rấy lên phong trào giữ rừng, giữ tài nguyên nước

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO