Săn “lộc biển” ở Hoằng Phụ

Xã hội - Ngày đăng : 10:05, 13/04/2021

(TN&MT) - Những ngày này, khu vực biển xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) lại nhộn nhịp khung cảnh hàng trăm ngư dân từ già đến trẻ đua nhau cào dắt, bắt vẹm. Mặc dù phương thức đánh bắt tương đối vất vả (phải ngâm mình nhiều giờ đồng hồ trong nước) song dắt, vẹm vẫn được xem là thứ đặc sản giúp đem lại thu nhập kinh tế cho bà con địa phương từ 200 - 400 nghìn đồng/ngày.

Dụng cụ cào dắt khá đơn giản, chủ yếu là những vợt lưới được chế tạo chuyên biệt để có thể cào dưới nước

Cuối tháng 4, đầu tháng 5 âm lịch là bắt đầu vào mùa vụ khai thác dắt, tuy nhiên thời gian này có thể thay đổi sớm hơn tùy vào thời tiết và dòng nước

Nghề cào dắt khá vất vả, phải ngâm mình liên tục dưới nước nhiều tiếng đồng hồ

Do tập tính của dắt thường đi kiếm ăn vào buổi sáng nên muốn bắt, người dân ven cửa sông, biển phải dậy từ rất sớm

Mặc dù vất vả, song không khí vui vẻ luôn hiện hữu trên gương mặt người dân nơi đây

Dắt là loại nhuyễn thể, vỏ 2 mảnh họ hàng với sò, nghêu… nhưng có kích thước rất nhỏ. Con lớn nhất chỉ bằng móng tay cái người lớn.

 

Không cần dụng cụ chuyên biệt như cào dắt, bà con bắt vẹm chỉ cần túi đựng, hoặc thậm chí dùng chậu là đủ

Theo người dân nơi đây, vẹm không phải lúc nào cũng có. Do vẹm được sinh trưởng tự nhiên, cho nên một năm chỉ có khoảng 2-3 đợt. Mỗi đợt đánh bắt chỉ kéo dài 5 -7 ngày

Vẹm bám vào các bờ đá ven biển, hoặc các cọc nhân tạo

Bà Hoàng Thị Lan (xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa) cho biết: Khó khăn nhất của việc đánh bắt vẹm xanh là phải nắm được thời gian thủy triều lên – xuống

Sau khoảng 2 giờ đánh bắt, trung bình mỗi người có thể thu được từ 20-30 kg vẹm

Vẹm bán ngay tại biển có giá tương đối rẻ, chỉ khoảng từ 7-10 nghìn đồng/kg

Ruột vẹm sau khi chế biến sẽ có màu vàng, vị béo ngậy, thơm ngon

 

Hoàng Anh