Cần đẩy mạnh hơn việc giải quyết ô nhiễm không khí ở châu Âu

Thế giới - Ngày đăng : 13:52, 19/10/2019

(TN&MT) - Một nghiên cứu mới đây cho thấy không có nhiều cải thiện trong việc giải quyết chất lượng không khí ở châu Âu mặc dù sự phản đối của công chúng diễn ra ở nhiều quốc gia và nhận thức về tác động của ô nhiễm sức khỏe ngày càng tăng cao.

Các bác sĩ phản đối cuộc nổi dậy chống tuyệt chủng ở London, Anh để làm rõ những cái chết do ô nhiễm không khí. Ảnh: Dominic Lipinski / P

Nồng độ của bụi siêu mịn PM2.5 có thể nằm sâu trong phổi và đi vào máu, dường như đã đạt đến mức cao đỉnh điểm trên khắp châu Âu, sau hơn một thập kỷ giảm dần. Kết quả trên đến từ báo cáo Chất lượng không khí của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) năm 2019 được công bố mới đây thu thập dữ liệu được lấy từ hàng ngàn trạm quan trắc trong năm 2017.

Alberto Gonzalez Ortiz, chuyên gia về chất lượng không khí tại EEA cho biết: “Chúng tôi không thấy có sự cải thiện đáng kể. Trong đó, hạt bụi siêu mịn PM2.5 là đáng lo lắng nhất, nó được thải ra từ hệ thống sưởi trong nước như bếp lò đốt củi, công nghiệp và giao thông”.

Theo EEA, trong năm 2016, năm gần nhất có thể tính chính xác, đã có khoảng 412.000 ca tử vong sớm ở châu Âu chỉ tính riêng do PM2.5. Từ năm 2014 - 2017, nồng độ hạt PM2.5 vẫn không thay đổi sau khi giảm nồng độ chất ô nhiễm kéo dài đến năm 2000.

Nồng độ nitơ dioxide (NO2) đã giảm nhưng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng. NO2 là một loại khí gây khó chịu, đặc biệt được phát ra từ các loại xe diesel. Theo báo cáo, trong năm 2017, khoảng 10% các trạm giám sát ở châu Âu cho thấy các nồng độ trên giới hạn an toàn. Tại Anh, trạm giám sát trên đường Marylebone tiếp tục ghi nhận nồng độ ô nhiễm NO2 cao nhất ở Tây Âu mặc dù nồng độ khí tổng thể đã giảm.

Jenny Bates, nhà vận động chống ô nhiễm không khí thuộc tổ chức Friends of the Earth cho biết: Tại Anh, hàng chục ngàn người chết sớm mỗi năm. Mặc dù một phần hai các nước láng giềng châu Âu của chúng tôi quản lý tuân thủ các giới hạn pháp lý đối với ô nhiễm NO2 độc hại nhưng 36 trong số 43 khu vực ở Anh có chất lượng không khí không đạt quy chuẩn cho phép. Và chúng tôi cũng không đạt tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về ô nhiễm không khí hạt mịn nguy hiểm nhất (PM2.5) ở những nơi trên cả nước.

Chính phủ Anh đã cho biết sẽ đưa ra các cam kết chất lượng không khí trong luật mới được công bố. Phát ngôn viên của Bộ Môi trường, Lương thực và các vấn đề Nông thôn Vương quốc Anh (DEFRA) cho biết theo dữ liệu trong báo cáo gần đây của EEA cho thấy “tiến bộ tích cực”, trong đó có khu vực đường phố ít vi phạm hơn về mức độ an toàn của NO2 trong năm 2018 so với năm 2017.

“Chúng tôi đang nỗ lực để giảm lượng khí thải giao thông và đã đầu tư 3,5 tỷ bảng để làm sạch không khí, trong khi Chiến lược Không khí Sạch của chúng tôi đã được WHO ca ngợi như là một “điển hình cho các nước trên thế giới noi theo”, phát ngôn viên trên cho biết thêm.

“Dự luật về môi trường của chúng tôi sẽ thúc đẩy cải tiến hơn nữa, tăng cường sức mạnh địa phương để giải quyết các nguồn ô nhiễm không khí chính và đặt ra mục tiêu ràng buộc về mặt pháp lý để giảm hạt vật chất mịn” – phát ngôn viên khẳng định.

Các nhà vận động kêu gọi các bộ trưởng đưa ra các mục tiêu ràng buộc về mặt pháp lý dựa trên các tiêu chuẩn của WHO, trong đó các cơ quan công quyền có trách nhiệm phải hành động để đáp ứng các mục tiêu và quyền làm sạch không khí được ghi nhận trong luật.

Greg Archer, Giám đốc phương tiện sạch của tổ chức Giao thông và Môi trường Vương quốc Anh cho biết: “Dự luật môi trường cần phải được đẩy mạnh. Nếu không có những mục tiêu và hành động đầy tham vọng để giải quyết ô nhiễm không khí, số người chết sẽ còn tăng cao”.

Bates cho rằng các Bộ trưởng cũng phải loại bỏ chương trình xây dựng đường hàng tỷ bảng của họ và đầu tư vào các giải pháp thay thế sạch hơn như phương tiện giao thông công cộng, xe đạp và đi bộ. Điều này không chỉ cho phép mọi người dễ thở hơn mà còn giúp giải quyết tình trạng khẩn cấp về khí hậu.

Nồng độ amoniac cũng đang tăng lên do nông nghiệp. Amoniac có thể kết hợp với các chất ô nhiễm khác trong không khí để gây hại cho sức khỏe con người và cũng gây hại cho thực vật và động vật hoang dã. Hồi đầu năm nay, Guardian cho biết nước Anh có thể tránh được 3.000 người chết mỗi năm nếu giảm một phần hai lượng khí thải amoniac từ các trang trại.

Mai Đan