Dân tộc thiểu số

Phong phú lễ, hội thờ thần nước của các dân tộc vùng ĐBSCL

Lê Hùng 16:26 19/10/2023

(TN&MT)- Nguồn nước có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, đời sống sinh hoạt của người dân. Vậy nên, vào dịp diễn ra các lễ, hội truyền thống hằng năm của người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đều có những nghi lễ thờ cúng thần nước trên sông, ven biển và nghi lễ này đã trở thành một nét văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của người dân châu thổ Cửu Long.

a1-tho-than-nuoc.jpg
Nguồn nước có vai trò rất quan trọng trong sản xuất, đời sống vật chất, tinh thần của người dân, nên hầu hết các lễ hội truyền thống hàng năm của các dân tộc Kinh, Khmer, Hoa,... vùng ĐBSCL đều diễn ra trên sông nước

Đối với người Kinh, người Khmer, người Hoa... vùng ĐBSCL, dòng sông, dòng nước là một thành phần quan trọng mang lại lợi ích thiết thực và phục vụ đắc lực cho mỗi con người không chỉ về mặt vật chất mà cả tinh thần. Thế nên, từ xa xưa, những căn nhà của người dân thường hướng ra bờ sông, trước nhà là một bàn thờ ông thiên để ngoài trời, đơn giản với lư hương, ly nước như là những nguyện cầu thầm kín giao hò với trời đất. Không những thế, những ngôi chùa cổ của cư dân Việt thường xây dựng bên cạnh dòng sông, nơi đoạn dòng tương đối thẳng, nước chảy vừa phải để mọi thiện nam tín nữ ghé viếng chùa cúng Phật.

Theo PGS. TS Lê Anh Tuấn, Giảng viên cao cấp Khoa Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên – Trường Đại học Cần Thơ, không phải ngẫu nhiên mà vùng đất ngập nước châu thổ Cửu Long này lại là nơi sản sinh sớm và lan rộng nhiều tôn giáo nội sinh với hàng trăm ngàn tín đồ, mà phần lớn trong số họ là những người nông dân vùng châu thổ gắn bó nhiều đời với sông nước Cửu Long. Nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người dân gắn bó với mùa nước sông Mê Kông như Lễ hội đón nước, đưa nước, đua ghe ngo,…

Trong những ngày này, bà con dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng đang tề tựu về các phun sóc, chùa chiềng chuẩn bị các vật dụng để tham gia Lễ hội Óoc Om Bóc năm 2023 đang cận kề. Theo kế hoạch của tỉnh Sóc Trăng, Lễ hội Óoc Om Bóc năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 25/11 đến ngày 27/11/2023 với các hoạt động chính như đua ghe ngo, cúng trăng và thả đèn nước.

a2-tho-than-nuoc.jpg
Trong những ngày gần đến Lễ hội Óoc Om Bóc, bà con dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng lại tề tựu về các phun sóc, chùa chiềng chuẩn bị các vật dụng để tham gia nghi lễ thả đèn nước

Thả đèn nước (Lôi Prôtip) là một trong những nghi lễ rất quan trọng của đồng bào dân tộc Khmer nhằm bày tỏ lòng tri ân, thành kính đối với các vị thần nước, thần đất đã phù hộ cho họ làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu.
Thượng tọa Lý Đức, Đại biểu Quốc hội khóa XV, Phó trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng cho biết: “Nước là một thành phần mang lại lợi ích thiết thực cho mỗi con người. Vì vậy, trong các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer hàng năm như Óoc Om Bóc, Chol Chnam Thmay,…đều có nghi lễ thờ cúng liên quan đến nước.

Theo Thượng Tọa Lý Đức, nghi lễ thả đèn nước trong lễ Óoc Om Bóc không chỉ đơn thuần là sự tạ ơn của người dân sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp với các vị thần đã bảo trợ cho mùa màng bội thu, mà còn là sự trân quý, sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên; đồng thời đây cũng là dịp để lưu giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào dân tộc Khmer.

Không chỉ đồng bào dân tộc Khmer mà ngay cả người Kinh, người Hoa,... vùng ĐBSCL cũng có những phong tục, tín ngưỡng liên quan đến các vị thần đất, thần nước. Cứ vào dịp giữa tháng Giêng hàng năm, tại Miễu Bà xóm Chài (khu vực 3, phường Hưng Phú, quận Cái Răng, TP. Cần Thơ) lại diễn ra Lễ hội Tống Phong thu hút hàng trăm ghe thuyền của các thương hồ và những người mưu sinh gắn liền với sông nước tề tựu về tham dự vang động cả một khúc sông.

a3-tho-than-nuoc.jpg
Vào giữa tháng Giêng hằng năm, các thương hồ, người sinh trên sông nước lại tề tựu về Miếu Bà tham gia Lễ hội Tống Phong với các nghi thức dội nước, ném nước vào nhau với mong muốn tống tiễn đi hết những điều không may mắn, xui rủi, bệnh tật… cầu cho năm mới mưa thuận gió hoà, mọi điều hanh thông.

Ông Nguyễn Kim Thơ, ở khu vực 3, phường Hưng Phú, quận Cái Răng cho biết: “Những người tham gia Lễ hội Tống Phong sẽ thực hiện nghi thức dội nước, ném nước vào nhau với mong muốn tống tiễn đi hết những điều không may mắn, xui rủi, bệnh tật… cầu cho năm mới mưa thuận gió hoà, ăn nên làm ra, mọi sự hanh thông”.

Vùng ĐBSCL không chỉ có hệ thống sông ngòi chằng chịt mà nơi đây còn có hàng trăm kilomet bờ biển trãi dài qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Cũng giống như thương hồ, người mưu sinh gắn liền với sông nước, những ngư dân đi biển thường thờ cúng Cá Ông, Bà Cậu và các nữ thần có liên quan đến vùng biển như Thủy Long Thánh Mẫu, Bà Chúa Xứ, Bà Chúa Hòn, Thiên Hậu Thánh mẫu và các vị thần linh vô hình hoặc hữu hình mà ông cha đã từng tế lễ thể hiện lòng tri ân và cầu mong cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, xóm làng sung túc, ngư dân ra khơi bình yên trở về, đánh bắt nhiều cá, tôm…

Có thể thấy, nghi lễ thờ cúng thần nước, thần đất có vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân vùng ĐBSCL. Ngày nay, thông qua những nghi lễ này, người dân không chỉ cảm ơn các vị thần linh đã che trở, phù hộ cho mùa màng bội thu, đời sống sung túc; gửi gắm những nguyện cầu thầm kín, mà đây cũng là dịp kêu gọi mọi người dân cùng chung tay bảo vệ môi trường, nguồn nước trước những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu và tác động của còn người, góp phần xây dựng và phát triển vùng ĐBSCL ngày càng thịnh vượng, bền vững.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
  • Bài học đồng lòng - từ khóa của thành công
    Cách trung tâm huyện 23,5km, Chiềng Khoa như khối cơ bắp cuộn lên trên cánh tay của Vân Hồ. Nơi đây, ba năm về trước, xã Chiềng Khoa được công nhận xã Nông thôn mới đầu tiên. Đi tìm “điểm sáng” Chiềng Khoa, chúng tôi được nghe rất nhiều về hai chữ “đồng lòng”.
  • Tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Nói để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng
    (TN&MT) - Chiều 3/11, tại huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, Báo TN&MT phối hợp với Sở TN&MT tỉnh Sơn La và UBND huyện Vân Hồ tổ chức Tọa đàm tuyên truyền bảo vệ môi trường, phát triển bền vững vùng Đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tại Vân Hồ, Sơn La với chủ đề: “Nói thế nào để đồng bào dễ hiểu, dễ làm, dễ nhân rộng”.
  • Đánh thức tiềm năng Vân Hồ: Ngày mới trên xứ sở sương mù
    (TN&MT) - Hai chúng tôi - người từ thành phố Sơn La xuống, người từ Hà Nội lên, hẹn gặp nhau ở Vân Hồ. Vân Hồ hôm nay trở gió, mây tụ về dày hơn trên đỉnh Pha Luông. Người lái xe bản địa chợt xa xăm: “Cũng vẫn là mây ấy mà nay, trông mây lòng không còn buồn nữa, Vân Hồ đã khoác lên mình màu mây mới”.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO