Phật giáo Bình Phước: Thực hiện nếp sống văn minh bảo vệ môi trường

Thục Vy | 16/11/2021, 15:09

(TN&MT) - Môi trường là vấn đề hệ trọng, là điều kiện sinh tồn của mỗi quốc gia. Bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn dân, toàn xã hội.  Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo vệ môi trường, Phật giáo Bình Phước đã nâng cao ý thức, đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh bảo vệ môi trường.

Các tổ chức tôn giáo có vai trò rất quan trọng trong việc tuyên truyền, hướng dẫn tín đồ, người dân nâng cao ý thức, thực hiện nếp sống văn minh tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, đóng góp nguồn lực cả về vật chất lẫn tinh thần trong công tác bảo vệ môi trường. Trong đó, Phật giáo là một trong những tôn giáo đã có đóng góp to lớn cho công tác bảo vệ môi trường, từ giáo lý, giá trị đạo đức đến hoạt động thực tiễn. 

Các Phật tử tham gia dọn vệ sinh, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.

Thời gian qua, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) tỉnh Bình Phước đã chỉ đạo đến Tăng, Ni, Phật tử tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, không sử dụng thuốc hóa học trong trồng trọt, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng cây tạo rừng; tiết kiệm dùng nước, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ sự đa dạng sinh học nhằm giữ gìn sự cân bằng của hệ môi trường sinh thái. Thực hiện phân loại rác thải ở từng hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, không xả rác thải bừa bãi ra môi trường, sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường trong sinh hoạt hàng ngày.
Nhằm phát huy truyền thống văn hóa dân tộc trong các dịp lễ, Tết, Ban Trị sự GHPGVN tỉnh đã có công văn đề nghị chư tôn đức Tăng, Ni hướng dẫn đồng bào phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo, không xả rác nơi công cộng cũng như các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục, văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam.

Phật giáo là một trong những tôn giáo đã có đóng góp to lớn cho công tác bảo vệ môi trường.

Đồng thời, GHPGVN tỉnh cũng kêu gọi thay đổi thói quen sử dụng túi ni lông bằng túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần hoặc túi ni lông tự phân hủy; thay thế các sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần như: ống hút, chai nước suối, hộp cơm, bát, đĩa, cốc, thìa… bằng việc sử dụng cốc thủy tinh, cốc sứ, hoặc bình thủy tinh khi hội họp, tiếp khách.

Đặc biệt, GHPGVN tỉnh đề nghị GHPGVN các huyện, thị xã, thành phố không sử dụng chất liệu nhựa trong các lễ hội hoa đăng, tránh gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường nước…

Từ những hoạt động trên cho thấy, Phật giáo đã có những đóng góp quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường. Những đóng góp về vật chất lẫn tinh thần cho công tác bảo vệ môi trường trên nền tảng giáo lý, giá trị đạo đức đến hoạt động thực tiễn. Đây là những giá trị tích cực của tôn giáo đã được Đảng, Nhà nước nhìn nhận, đánh giá cao và động viên, khuyến khích. 

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường
Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO