Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường

28/01/2014 00:00

( TN&MT) - Nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo thực hiện được đặt ra trong năm 2014 là “Đẩy mạnh thực thi pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn...

(TN&MT) - 10 sự kiện nổi bật  ngành tài nguyên và môi trường (TN&MT) năm 2013 mới được công bố là những kết quả nổi bật nhất của toàn ngành trong năm vừa qua, được các nhà quản lý, nhà khoa học đánh giá cao. Bước sang năm 2014, năm “nước rút” của kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, với những thành tích đã đạt được, đặc biệt là thành công và bài học kinh nghiệm quý báu của năm 2013, ngành TN&MT đã có thế và lực mới để có bước phát triển mạnh mẽ, vững chắc. Trước thềm năm mới, Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang đã dành cho phóng viên thời gian quý báu trao đổi những suy nghĩ, trăn trở của ông về những nhiệm vụ trọng tâm đã và đang đặt ra với ngành TN&MT. 
   
Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang
   
PV: Thưa B trưởng, 10 s kin ni bt miđược công b trong đó có nhng s kin là kết qu quan trng mà ngành TN&MT đã đạt được; đồng thi cũng đặt ra nhng nhim v mà ngành tiếp tc phi thc hin rt quyết lit trong năm 2014. Xin B trưởng cho biết, s phi tp trung vào nhng nhim v trng tâm nào để thc hin thng li các mc tiêu đề ra cho năm 2014?
   
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang:
  Ngành TN&MT vừa tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch năm 2014, trong đó, đã đánh giá khá toàn diện thành tựu của năm 2013 và đề ra mục tiêu nhiệm vụ cho năm 2014. Đặc biệt, trong ý kiến phát biểu chỉ đạo tại hội nghị này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã biểu dương, ghi nhận và đánh giá cao những kết quả ngành TN&MT đạt được, đồng thời chỉ đạo ngành phải nỗ lực với những giải pháp quyết liệt để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2014.  
   
  Là năm giữa nhiệm kỳ Đại hội Đảng lần thứ XI, năm 2014 có ý nghĩa quan trọng quyết định tới việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015. Với mục tiêu tạo bước chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý TN&MT, nhiệm vụ trọng tâm chỉ đạo thực hiện của toàn ngành được đặt ra trong năm 2014 là “Đẩy mạnh thực thi pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong toàn ngành tài nguyên và môi trường”. Theo đó, trong năm 2014 toàn ngành TN&MT sẽ quán triệt xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch, tập trung vào một số nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
   
  Một là, tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về quản lý tài nguyên và môi trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành. Đặc biệt, phải khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; xây dựng trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7; hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển & hải đảo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
   
  Hai là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý của ngành. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng cần có sự tham gia tích cực của toàn ngành. Trước mắt, phải tiến hành ngay việc rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào những điểm nóng, những vấn đề bức xúc hiện nay như chấp hành pháp luật đất đai đối với các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các làng nghề, các cơ sở, khu công nghiệp, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông và hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản…
   
  Ba là, tiếp tục kiện toàn tổ chức của ngành từ Trung ương đến địa phương theo Nghị định số 21/2013/NĐ-CP của Chính phủ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ; quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường nhất là cán bộ ở cấp cơ sở. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ đối với toàn ngành TN&MT.
   
  Bốn là, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai, tham mưu, chỉ đạo kịp thời hoạt động phòng, chống, giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây nên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; từng bước xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường hiện đại, minh bạch và hiệu quả.
   
  Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm, nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
   
PV: T ngày 01/7/2014, Lut Đất đai có hiu lc thi hành, thưa B trưởng, t nay đến thi đim đó thi gian không còn dài, vy phi làm gì để Lut sm được đi vào cuc sng và được thc thi mt cách hiu qu nht?
   
B trưởng Nguyn Minh Quang:
  Đất đai là vấn đề hệ trọng, phức tạp, nhạy cảm, có tầm ảnh hướng lớn đến phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Để Luật Đất đai nhanh chóng đi vào cuộc sống, vừa qua Bộ TN&MT đã khẩn trương xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Chỉ thị về việc triển khai thi hành Luật, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương tập trung thực hiện ba nhóm nhiệm vụ sau:
   
  Thứ nhất, khẩn trương chuẩn bị tốt các điều kiện để thi hành Luật Đất đai, bao gồm: Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai; xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc thi hành Luật Đất đai; kiện toàn tổ chức bộ máy, đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đất đai, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong quá trình thực thi công vụ.
  Thứ hai, tập trung chỉ đạo nhằm tạo ra những chuyển biến rõ rệt trong công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất. Kiểm soát chặt chẽ việc thu hồi đất, bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng và kịp thời trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Đẩy mạnh việc điều tra cơ bản về đất đai, đăng ký và thống kê đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; tập trung xây dựng hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai; tập trung làm tốt công tác định giá đất.
   
  Thứ ba, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp đất đai; tập trung xử lý dứt điểm các vụ vi phạm pháp luật về đất đai, đặc biệt là những vụ việc tồn đọng kéo dài; triển khai hệ thống theo dõi, đánh giá việc quản lý, sử dụng đất để phục vụ công tác quản lý đất đai được hiệu quả nhất.
   
PV: Năm 2013, Bđã hoàn thành vượt mc ch tiêu cp Giy chng nhn quyn s dng đất theo Ngh quyết s 30/2012/QH13, thành công này có đóng góp gì cho vic thc hin Lut Đất đai (sa đổi), Thưa B trưởng?
   
B trưởng Nguyn Minh Quang:               
  Xác định nhiệm vụ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội là công việc trọng tâm trong năm 2013, Chính phủ, Bộ TN&MT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ; các Bộ, ngành liên quan và các địa phương đã vào cuộc rất tích cực để đẩy nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Quốc hội. Nhờ đó, đến nay cả nước đã cấp được gần 41 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,7 triệu ha, đạt 94% diện tích các loại đất cần cấp  giấy chứng nhận và đạt 96% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
   
  Như vậy, sau hai năm triển khai thực hiện, cả nước đã cấp được 8,2 triệu giấy chứng nhận lần đầu; có 61 tỉnh, thành phố hoàn thành cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận. Riêng năm 2013, ngành TN&MT đã tập trung cấp giấy chứng nhận cao gấp 3 lần năm 2012, đây là một nỗ lực rất lớn trong năm qua.
   
  Nhìn chung, công tác quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương có chuyển biến rõ nét; đặc biệt, kết quả cấp giấy chứng nhận chung các loại đất của cả nước đã đạt tỷ lệ cao, hoàn thành theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra.
   
  Phải khẳng định rằng, thắng lợi của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã tạo niềm tin trong nhân dân, sự đồng thuận trong xã hội. Khi người dân có trong tay giấy chứng nhận cũng có nghĩa là họ được xác lập quyền và nghĩa vụ của mình trên mảnh đất ấy. Đây là động lực, là tiền đề quan trọng để đưa Luật Đất đai vào cuộc sống.
   
PV: Môi trường tiếp tục là vấn đề được nhiều người quan tâm, theo Bộ trưởng phải có giải pháp gì để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường trong năm 2014?
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang:
  Trong năm 2013, một số vụ việc vi phạm nghiêm trọng pháp luật về bảo vệ môi trường đã được phát hiện và xử lý, được dư luận và xã hội quan tâm theo dõi. Qua đó cho thấy, công tác quản lý nhà nước về môi trường còn có những tồn tại cần được khắc phục. Vì vậy, để chấn chỉnh công tác này, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, bên cạnh việc phải nhanh chóng hoàn thiện hệ thống thể chế, chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường thì giải pháp quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Vừa qua, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các địa phương xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch thanh tra về bảo vệ môi trường trên địa bàn; rà soát bổ sung các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để tổ chức thanh tra, kiểm tra, trong đó tập trung vào các cơ sở có lượng chất thải lớn, chất thải độc hại; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đặc biệt là biện pháp đình chỉ hoạt động, cấm hoạt động hoặc buộc di dời cơ sở theo quy định của pháp luật.
   
  Trong năm 2014, Bộ sẽ đẩy nhanh việc tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) để trình Quốc hội khóa XIII xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 7; tập trung thanh tra, kiểm tra đối với các khu công nghiệp, lưu vực sông, các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an và các địa phương tăng cường kiểm tra, bảo đảm các dự án khai thác, sử dụng tài nguyên phải tuân thủ nghiêm các quy định bảo vệ môi trường trước, trong và sau khai thác, sử dụng.
   
  Bộ đã kiến nghị Quốc hội tăng cường các hoạt động giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường, tập trung vào các vấn đề nổi cộm hiện nay như: Công tác quản lý chất thải rắn; xử lý chất thải y tế tại các cơ sở y tế công lập; công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, các dự án thủy điện.
   
  Cần dành nguồn lực thỏa đáng cho công tác khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường. Tiếp tục đưa Chương trình mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường trong Danh mục các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020. Trong 2 năm thực hiện Chương trình, kinh phí cấp và khối lượng thực hiện mới đạt 10%, dự báo đến năm 2015 chỉ đạt 20% so với yêu cầu đặt ra, nên Chính phủ cần tăng nguồn lực để tập trung thực hiện được mục tiêu của chương trình trong hai năm còn lại.
   
  Một giải pháp rất quan trọng là tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa, huy động nguồn lực cũng như sự tham gia của các thành phần trong xã hội vào cuộc với công tác bảo vệ môi trường. Thực tế trong thời gian qua cho thấy, vai trò rất hiệu quả của cộng đồng và người dân trong giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm, gây ô nhiễm môi trường.
   
  Cuối cùng là cần làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm về bảo vệ môi trường của tổ chức và cá nhân trong các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội.
   
PV: Năm 2013, lĩnh vực địa chất khoáng sản cũng đã được nâng tầm và bước đầu khẳng định được giá trị đóng góp của ngành đối với nền kinh tế quốc dân. Xin Bộ trưởng cho biết cụ thể và hướng quản lý, khai thác lĩnh vực này hiệu quả hơn nữa trong năm 2014?
   
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang:
  Trong thời gian qua, hoạt động khoáng sản đã có nhiều đóng góp quan trọng vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Trong năm 2013, lĩnh vực địa chất và khoáng sản đã tập trung lực lượng, triển khai quyết liệt việc xác định tiền sử dụng số liệu, thông tin về kết quả điều tra, thăm dò khoáng sản của nhà nước. Trong hai năm vừa qua, trung bình mỗi năm tính toán, thu nộp ngân sách nhà nước khoảng 500 tỷ đồng.
   
  Để tài nguyên khoáng sản thực sự trở thành nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nối tiếp những kết quả năm 2013 đã đạt được, trong năm 2014 cần tiếp tục tập trung hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn thi hành Luật Khoáng sản. Chú trọng công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản; xác định vốn chủ sở hữu khi cấp phép thăm dò, khai thác; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác để đưa vào các khu vực dự trữ quốc gia; làm rõ trách nhiệm các cấp chính quyền địa phương và các bên liên quan. Làm tốt công tác quy hoạch khoáng sản, chú trọng cơ chế phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, bảo đảm sự đồng bộ, tránh chồng chéo. Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về khoáng sản. Quan tâm đẩy mạnh công tác quản trị tài nguyên khoáng sản. Cần nắm chắc, đầy đủ thông tin về khoáng sản (chất lượng, trữ lượng, sản lượng…) trong khai thác để thu đúng, thu đủ các nguồn thu theo quy định và bảo đảm hài hòa lợi ích; góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả khoáng sản, phục vụ tốt nhu cầu của các ngành kinh tế.
   
PV: Trong năm 2014, B có nhng đề xut, kiến ngh nào vi Quc hi, Chính ph cũng nhưđề nghđối vi các B, ngành và địa phương nhm tăng cường hiu lc, hiu qu qun lý nhà nước v TN&MT, thưa B trưởng?
   
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang:
  Để giải quyết những hạn chế trong công tác quản lý TN&MT hiện nay, đồng thời thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra cho trong năm 2014, ngành TN&MT kiến nghị Quốc hội tăng cường các hoạt động giám sát chuyên đề về bảo vệ môi trường, quản lý đất đai tập trung vào các vấn đề phức tạp, nổi cộm hiện nay.
   
  Kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm tăng cường đầu tư hàng năm cho hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia; quan tâm hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án phục vụ công tác dự báo khí tượng thủy văn và ứng phó với biến đổi khí hậu; chỉ đạo tập trung đầu tư cho công tác điều tra cơ bản, tăng cường và mở rộng phạm vi điều tra tài nguyên khoáng sản trên đất liền và dưới biển; cấp kinh phí đầy đủ, kịp thời cho các nhiệm vụ điều tra cơ bản và đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công tác điều tra cơ bản. Cho phép các dự án ưu tiên về biến đổi khí hậu được mở mục riêng trong dự toán ngân sách nhà nước và dành nguồn kinh phí trái phiếu Chính phủ để giải quyết những nhiệm vụ cấp bách về ứng phó với biến đổi khí hậu của các địa phương đang đặt ra.
   
  Về phía các Bộ, ngành và địa phương, cần quan tâm hơn nữa đến công tác quản lý TN&MT thuộc phạm vi trách nhiệm; chủ động xây dựng và tổ chức triển khai có hiệu quả các chương trình, chiến lược, kế hoạch của ngành đã được ban hành. Chủ động và tích cực phối hợp chặt chẽ với Bộ TN&MT đẩy nhanh tiến độ xây dựng các Nghị định, Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Luật Đất đai để ban hành trước ngày 01/7/2014, thời điểm Luật chính thức có hiệu lực thi hành. Hoàn thiện dự án Luật Bảo vệ môi trường sửa đổi trình Quốc hội thông qua tại kỳ thứ 7 sắp tới. Tăng cường trách nhiệm tham gia quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường theo nguyên tắc thống nhất đầu mối, có sự phối hợp liên ngành, liên vùng, tránh tình trạng cát cứ, cục bộ, dẫn đến chồng chéo. Tăng cường phối hợp trong công tác quy hoạch khoáng sản, xây dựng các quy trình vận hành và điều tiết liên hồ chứa; triển khai các chương trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu.
   
  Như tôi đã đề cập ở trên, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần tiếp tục thực hiện và triển khai quyết liệt hơn nữa. Tích cực triển khai dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia để phục vụ công tác quản lý đất đai hiệu quả. Các địa phương cần chủ động khắc phục các khó khăn để trả nợ khối lượng thực hiện nhiệm vụ đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp đổi giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai những năm qua. Bộ cũng kiến nghị Quốc hội, Chính phủ cần quan tâm chỉ đạo ưu tiên bố trí kinh phí từ ngân sách cho thực hiện công tác chuẩn bị và tổ chức triển khai nhiệm vụ kiểm kê đất đai trong 2 năm (2014-2015) của cả nước.
   
PV: Nhân dịp năm mới Giáp Ngọ 2014, qua Báo TN&MT, Bộ trưởng có điều gì nhắn gửi tới đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngành TN&MT?
   
Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang:
   Bước sang năm mới Giáp Ngọ 2014, tôi mong muốn các đơn vị trong ngành tập trung triển khai quyết liệt các nhiệm vụ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, không ngừng đổi mới, sáng tạo, nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong năm 2014.
   Thay mặt lãnh đạo Bộ TN&MT, tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành. Chúc một năm mới sức khỏe, an khang, thịnh vượng!
   
PV: Trân trọng cảm ơn Bộ trưởng!
Thạch Long (thực hiện)
   
  
(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO