Thứ trưởng Nguyễn Linh Ngọc cho rằng, nước ta có diện tích đường biển kéo dài 3260 km, gồm nhiều đảo, phong phú và đa dạng các loại tài nguyên thiên nhiên mang lại lợi ích lớn cho sự phát triển của nhiều ngành. Do đó, việc xây dựng Đề án theo chỉ đạo của Chính phủ là hết sức cấp thiết nhằm quản lý hiệu quả nguồn tài nguyên; đồng thời, có ý nghĩa quan trọng, là “xương sống” cho công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này. Mặt khác, Đề án sẽ khắc phục các tồn tại, bất cập do chưa được phân khu chức năng cụ thể, chưa phân cấp quản lý cho các ngành, địa phương, cộng đồng và theo không gian biển.
Quang cảnh buổi làm việc |
Theo Tổ soạn thảo (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam), Đề án được xây dựng bảo đảm bền vững các vùng biển, hài đảo thuộc chủ quyền và quyền tài phán của nước ta trên cơ sở kết hợp hải hòa lợi ích kinh tế, bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh – quốc phòng.
Tuy nhiên, Tổ soạn thảo cũng đề xuất một số vấn đề như: đề nghị tăng phạm vi không gian đề án từ 2025, tầm nhìn 2035 đến năm 2030, tầm nhìn 2050; về khai thác, sử dụng biển và hải đảo…
Tại buổi làm việc, các thành viên Ban soạn thảo đề nghị Tổ soạn thảo cần xem xét các ý kiến đề xuất phải có giải trình, cơ sở để đảm bảo tính khá thi. Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Đề án để lấy ý kiến Bộ, ngành và địa phương.
Tin & ảnh: Trường Tuyết