Quảng Ngãi: Linh hoạt các giải pháp để hoà giải tranh chấp đất rừng

Lan Anh | 01/08/2022, 16:02

(TN&MT)- Nhiều năm nay, tranh chấp đất rừng là vấn đề luôn nhức nhối, âm ỉ ở các huyện vùng cao của tỉnh Quảng Ngãi. Thế nhưng, với cách làm linh hoạt, mềm mỏng và quyết liệt của người cán bộ địa phương, câu chuyện tranh chấp đất đai của những người dân Trà Bồng đang dần được tháo gỡ.

Lắng nghe tiếng nói từ cơ sở

Ở miền núi, đất canh tác thường được phân định bằng ranh giới tự nhiên. Từ ngày cây keo lên giá, đất cũng tăng giá trị. Bởi vậy, tình trạng tranh chấp đất sản xuất ở huyện Trà Bồng (Quảng Ngãi) trở thành vấn đề nổi cộm. Bà con ở Trà Tây và Trà Bùi trước đây sống rất thân tình, nhưng từ khi vụ tranh chấp xảy ra, họ chẳng còn nhìn mặt nhau.

h1(1).jpg
Anh Hồ Văn Linh (bên trái) có đất sản xuất bị người dân thôn Quế xâm canh.

Anh Hồ Văn Linh (thôn Vàng, xã Trà Tây) kể, nhiều năm trước bà con cứ lời qua tiếng lại với nhau vì đất đai thường xuyên bị lấn. Một thời gian không đi rừng là đã bị người thôn Quế canh tác mất. Chẳng đành phá miếng ăn của người khác, nhưng cũng không cam tâm nhìn đất của gia đình bị lấn mất… Nhiều lần các hộ dân thôn Vàng cất công lên tận nơi để đòi lại nhưng bất thành. Không thể giải quyết với nhau đến mức không nhìn được mặt nhau, câu chuyện lớn dần thành “điểm nóng” ở vùng non cao

Người Cor thương nhau tận ruột, nhưng khi ghét cũng tận da. Họ kiên quyết không chịu ngồi chung cuộc họp. Không thể để vấn đề đi quá xa, Bí thư Huyện ủy Trà Bồng Đặng Minh Thảo đã cùng lãnh đạo huyện vào thôn lắng nghe để hòa giải. Không khí ban đầu của buổi đối thoại rất căng thẳng vì người dân bên nào cũng cho mình đúng. Để “làm nguội những cái đầu nóng”, ông Thảo bảo mọi người bình tâm trình bày. Những ý kiến của bà con được ghi chép tỉ mẩn và lý giải một cách thấu đáo.

Buổi đối thoại dần đi về xế chiều cũng là lúc bà con thôn Vàng và thôn Quế dần xích lại, những ánh mắt sẻ chia hiện ra khi họ được người đứng đầu Đảng bộ huyện giải thích từng vấn đề.

h2(3).jpg

Ông Đặng Minh Thảo (phải) trò chuyện với người có uy tín để lắng nghe tâm tư của bà con

Theo Bí thư huyện uỷ Trà Bồng, ở các huyện miền núi, ranh giới đất đai, tập quán sản xuất của người dân có đặc thù riêng. Muốn hòa giải, vận động thành công thì những người làm công tác này phải học cách lắng nghe, học cách thấu hiểu, học cách mềm mỏng và học cách chia sẻ. Từ đó mà nắm được tâm tư, gỡ khó cho đồng bào bằng hành động thiết thực. Có như thế thì việc đối thoại, hòa giải mới đạt kết quả như mong muốn.

Linh hoạt, mềm mỏng

Không riêng khu vực Trà Tây và Trà Bùi, ở xã Trà Giang và xã Trà Phú cũng xảy ra tranh chấp đất với diện tích lớn, kéo dài qua nhiều năm. Một buổi tối cuối tháng 7/2021, cán bộ xã Trà Phú và huyện Trà Bồng phải vào tận miếu Phú Thứ, xã Trà Phú để họp với 35 hộ dân thôn Phú Tài đang canh tác trên đất lâm nghiệp do UBND xã Trà Giang quản lý.

Tại cuộc họp này, ông Võ Tiến Thế - Bí thư Đảng ủy xã Trà Phú giải thích với 35 hộ dân thôn Phú Tài rằng, họ đang canh tác trên đất lâm nghiệp tiểu khu 41 và tiểu khu 43, giờ phải giao 14/55,8 hecta đất này lại cho UBND xã Trà Giang, để xã cấp cho 14 hộ dân đều thuộc diện hộ nghèo, đời sống khó khăn Nóc Ông Đến (thôn 2, xã Trà Giang) chuẩn bị rời làng để tái định cư, rất cần đất sản xuất.

Dù hiểu việc cấp đất cho 14 hộ dân ở Nóc Ông Đến là cấp thiết và chính đáng, song 35 hộ dân ở thôn Phú Tài vẫn chần chừ, vì cho rằng đất này do họ khai khẩn, sản xuất đã lâu. Đồng thời, họ cũng trăn trở với việc sử dụng phần diện tích đất sau khi giao trả.

Anh Võ Văn Anh (thôn Phú Tài) bày tỏ: “Tôi thống nhất giao lại một phần đất đang canh tác cho người dân Nóc Ông Đến ở thôn 2, xã Trà Giang sản xuất. Dù rằng tiếc nhưng việc này là đúng nên phải làm. Tôi và nhiều hộ dân mong muốn đất phải được dùng đúng mục đích”.

Qua nhiều lần thuyết phục, vận động, đến nay, 35 hộ dân ở thôn Phú Tài đã thống nhất giao lại 14 hecta đất cho chính quyền Trà Giang.

h3(2).jpg
Để có được sự đồng thuận của người dân cần có sự lắng nghe, linh hoạt, mềm mỏng của cán bộ

Theo ông Hồ Thanh Vương- Phó Chủ tịch UBND xã Trà Tây cho rằng, ở miền núi nếu áp dụng luật một cách cứng nhắc trong quá trình giải quyết sẽ dễ nảy sinh “điểm nóng”, gây bất hòa trong cộng đồng. Bởi vậy, huyện Trà Bồng khéo léo gỡ khó vụ việc bằng cách đến tận nơi tìm hiểu vụ việc, sau đó kiên trì vận động, tìm hướng giải quyết thấu tình đạt lý, nhằm tạo được sự đồng thuận trong dân.

“Tranh chấp đất đai bao giờ cũng “nóng” bởi nó liên quan trực tiếp đến sinh kế của nhiều hộ gia đình và ai cũng có cái lý của mình. Mà đụng đến sinh kế của người dân, phải đến tận nơi tìm hiểu cặn kẽ vụ việc thì mới giải quyết ổn thỏa”- ông Vương cho hay.

Thực tế tại các huyện miền núi, ranh giới đất đai cũng như tập quán sản xuất của người dân rất đặc thù. Bởi vậy, việc đối thoại giải quyết tranh chấp phải mềm mỏng nhằm giảm vụ việc khiếu kiện về đất đai. Những vụ tranh chấp đất kéo dài như ở thôn Trà Huynh, xã Hương Trà và thôn Trà Lạc, xã Trà Lâm; hay tranh chấp đất giữa người dân xã Trà Tây và Trà Bùi... (đều thuộc huyện Trà Bồng) đã được chính quyền giải quyết tương đối ổn thỏa.

Nhiều vụ việc tranh chấp sau khi được hòa giải, huyện đã vận động người dân cùng chính quyền tiến hành trồng cây gỗ lớn để tạo môi trường sinh thái, giữ nguồn nước ngầm và phát triển kinh tế về sau, tạo thành nơi có lợi ích chung cho cộng đồng.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật
Bá Thước (Thanh Hóa): Nhiều điển hình sản xuất kinh doanh giỏi
Trong những năm qua, nhờ có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ở các huyện miền Núi, vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc. Đặc biệt, chỉ trong 2 năm 2021- 2023, huyện Bá Thước có 5 tập thể và 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen đạt thành tích xuất sắc trong phong trào nông dân thi đua SXKD giỏi cấp huyện, 30 cá nhân và 4 tập thể được Hội Nông dân khen thưởng.
Đừng bỏ lỡ
  • Nỗi niềm người gieo chữ trên vùng đất đỏ
    “Hôm nay em phải ở nhà coi em để bố mẹ đi hái cà phê thuê cô ạ !”. Làm giáo viên ở những vùng bản làng xa xôi của Đắk Nông, việc nghe những câu nói như vậy không phải hiếm nhưng sao chua xót...
  • Dạy tiếng dân tộc, giữ gìn văn hóa bản địa
    Việc dạy tiếng dân tộc trong trường tiểu học mang lại hiệu quả giáo dục to lớn đồng thời góp phần giữ gìn và phát huy giá trị ngôn ngữ, văn hóa các dân tộc thiểu số. Nhiều tỉnh đã tích cực triển khai tại hệ thống trường phổ thông.
  • Hiến đất làm trường gieo mầm tương lai
    (TN&MT) - Thấm thía những thiệt thòi và nhọc nhằn của con em mình khi không biết chữ, nhiều hộ dân tại thôn Bản Sài, xã Liên Minh, thị xã Sa Pa (Lào Cai) đã tình nguyện hiến gần 12.000 m2 đất để xây dựng trường học. Những tấm lòng thơm thảo ấy đã đang thầm lặng gieo những “mầm xanh” cho tương lai.
  • Những bữa cơm tiếp sức cho trẻ vùng cao tới trường
    (TN&MT) - Trong thời gian qua, tỉnh Yên Bái đã có nhiều chính sách nhân văn hỗ trợ các em học sinh, đặc biệt là hỗ trợ bữa ăn cho các em học sinh bán trú tại các trường vùng cao của hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải để các em có điều kiện đến trường học tập.
  • Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Đổi mới chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số
    Bà Đoàn Thị Thanh Mỹ, Vụ trưởng Vụ Đất đai (TN&MT) cho biết, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 đã có những quy định cụ thể nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
  • Nhọc nhằn “cõng” chữ lên non
    (TN&MT) - Đường lên bản Sân Bay mùa này rất khó đi. Đất đá lởm chởm vì những con dốc đang được hạ độ cao và những khúc cua tay áo được nắn thẳng. Xe chúng tôi đang vượt dốc lao lên bỗng khựng lại vì phía trước mặt, một chiếc xe tải chở vật liệu rú ga khiến bột đất đỏ au tung lên mịt mù. Đó là con đường duy nhất đến ngôi trường thầy Lù Văn Thủy đã gắn bó, suốt 20 năm nhọc nhằn “cõng” con chữ lên non.
  • Chuyển biến chất lượng giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số
    (TN&MT) - Huyện Mường Nhé (Điện Biên) có 94% học sinh là người dân tộc thiểu số. Chất lượng giáo dục đang dần được nâng lên nhờ sự chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị địa phương, sự tận tụy của các thầy cô và nỗ lực của chính các em.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO