Với mục tiêu phát triển thành doanh nghiệp mạnh, bền vững, có sức cạnh tranh cao, hoạt động hoàn chỉnh trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị khí và sản phẩm khí; Giữ vai trò chủ đạo trong ngành Công nghiệp Khí Việt Nam và tham gia tích cực thị trường quốc tế, trong những năm qua, PV GAS đã và đang khẳng định hướng đi đúng đắn đó bằng những minh chứng cụ thể sinh động, nhiều năm liền năm trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất Việt ; TOP doanh nghiệp nộp thuế lớn nhất Việt Nam; TOPdoanh nghiệp hàng đầu của bảng xếp hạng Nikkei Asia300…
Người lao động PV GAS |
Nền tảng cho sự phát triển ngành công nghiệp khí.
Năm 1999, Nhà máy Xử lý khí Dinh Cố (GPP Dinh Cố) – công trình khí trên bờ đầu tiên của Việt Nam,đánh dấu bước tiến của ngành công nghiệp khí non trẻ, phát triển vững vàngnhư ngày hôm nay.
Là công trình khí phức tạp đầu tiên trên bờ của PV GAS cũng như của tập đoàn Dầu khí với hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại, độ phức tạp về khoa học kỹ thuật hàng đầu cả nước lúc bấy giờ, mức độ rủi ro lớn vì vận hành trong điều kiện khắc nghiệt (nhiệt độ từ -700 đến 2600, áp suất 110 atm). Nhà máy với rất nhiều thiết bị quay và được tự động hóa hoàn toàn.Lưu chất trong quá trình vận chuyển và xử lý khí là hydrocarbon dạng khí và lỏng rất dễ cháy nổ.
20 năm qua, nhà máy đã xử lý 33,2 tỉ m3 khí tiêu chuẩn từ các mỏ của bể Cửu Long và Nam Côn Sơn; sản xuất 5,9 triệu tấn LPG và 1,83 triệu tấn condensate, góp phần quan trọng trong sự lớn mạnh nhanh chóng của tổng công ty Khí Việt Nam, đóng góp cho sự phát triển của tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Với Công ty Chế biến Khí Vũng Tàu (KVT), tiếp sau thành công của GPP Dinh Cố, các công trình khí sau này như cảng PV GAS Thị Vải, kho LPG Gò Dầu, kho LPG Dung Quất, kho lạnh Thị Vải, kho LPG Đình Vũ… đều từng bước được công ty tiếp nhận và đưa vào vận hành cách an toàn, hiệu quả. Hiện nay, ngoài hoạt động sản xuất tại GPP Dinh Cố, KVT còn tiếp nhận và cung ứng ra thị trường 60% thị phần LPG toàn quốc. Từ năm 1999 tới thời điểm này, trên toàn bộ các công trình mà KVT quản lý, không xảy ra bất kỳ sự cố cháy nổ nghiêm trọng hay tai nạn lao động nào. Số sự cố kỹ thuật mỗi năm giảm đi, thống kê từ 2008-2018 đã giảm đi 10 lần, mặc dù tuổi thọ công trình ngày một cao hơn, số lượng công trình mà KVT được giao quản lý vận hành ngày càng nhiều hơn. Đó thật sự là thành tích đáng tự hào của các thế hệ người lao động đã nỗ lực miệt mài trên mỗi công trình, trong từng nhiệm vụ, dù là nhỏ nhất.
20 năm qua, đặc biệt những năm gần đây, KVT cũng như GPP Dinh Cố đã có rất nhiều thay đổi tích cực: hệ thống thiết bị, công nghệ với độ tin cậy cao hơn, liên tục 8 năm liền độ tin cậy của hệ thống khí đạt 100%, môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và khang trang hơn. Hệ thống quản trị khoa học cũng như đội ngũ nhân lực có năng lực và kinh nghiệm, được đào tạo bài bản hơn, đời sống người lao động được nâng cao. Văn hóa doanh nghiệp cũng dần định hình rõ nét theo ba giá trị cốt lõi: Kết nối – Văn minh – Trách nhiệm.
|
Giữ vững vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp
Mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Hội thảo về Chiến lược phát triển đến 2025, định hướng đến 2035 và Kế hoạch 2020 của Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS). Tổng giám đốc PVN Lê Mạnh Hùng cho biết về chủ trương hỗ trợ PV GAS giữ vững vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp khí, tạo mọi điều kiện để PV GAS hoàn thành nhiệm vụ, nhưng vẫn giữ tính linh hoạt, quyền chủ động bằng năng lực và quy mô của doanh nghiệp dẫn đầu ngành công nghiệp khí Việt Nam.
Chiến lược phát triển đến 2025, định hướng đến 2035 của PV GAS dựa trên Quy hoạch ngành khí đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; mô hình ngành công nghiệp khí được Chính phủ thông qua năm 2015; khả năng cung cấp khí các mỏ đến năm 2035… và các nghiên cứu thực tiễn được tiến hành trong nhiều năm qua.
TGĐ PV GAS ông Dương Mạnh Sơn khẳng định quan điểm phát triển PV GAS: Phát triển PV GAS đồng bộ, an toàn, hiệu quả, bền vững, khả năng cạnh tranh cao, phù hợp chiến lược phát triển ngành Dầu khí, ngành khí và PVN; phát triển hoàn chỉnh trong tất cả các khâu trong dây chuyền khí; chú trọng chế biến, đa dạng hóa nguồn khí, đa dạng hóa sản phẩm; trọng tâm là sản xuất - nhập khẩu - kinh doanh khí, sản phẩm khí, dịch vụ khí; phát huy tối đa nội lực, tận dụng nguồn lực bên ngoài, tăng cường hợp tác quốc tế.
Chiến lược hướng tới mục tiêu: Đa dạng hóa nguồn cung, giữ vai trò chủ đạo trong thu gom khí toàn quốc; sản lượng khí thu gom đạt 185,5 tỉ m3; sẵn sàng gia tăng thu gom khí trong nước theo khả năng khai thác; tham gia đầu tư thượng nguồn trong và ngoài nước, sau năm 2023 có khí/LNG khai thác; sau năm 2030, khí/LNG khai thác/sản xuất đạt 5-10 tỉ m3/năm.
Sau năm 2030, khí/LNG khai thác/sản xuất đạt 5-10 tỉ m3/năm. |
Về mục tiêu vận chuyển, phân phối khí/LNG, PV GAS định hướng xây dựng, vận hành, kinh doanh an toàn, tối ưu các hệ thống khí trên toàn quốc, kết nối khu vực. Cơ cấu tiêu thụ khí/LNG được xác định: 80% dành cho phát điện; 10% dành cho sản xuất đạm/hóa chất; 10% phục vụ công nghiệp, dân dụng, giao thông vận tải.
Ông Sơn cũng cho biết: Định hướng trong tương lai gần, năm 2020, PV GAS đặt mục tiêu: Vận hành an toàn, hiệu quả và bảo đảm an ninh an toàn các công trình khí; cung cấp tối đa khí và các sản phẩm khí cho khách hàng; bảo đảm chất lượng, tiến độ các dự án đầu tư; thanh quyết toán các dự án hoàn thành theo quy định; làm việc về giá khí, cước phí cho nguồn hiện hữu cũng như các mỏ mới, ký kết, quản lý, khai thác có hiệu quả các hợp đồng mua bán, vận chuyển khí; chuẩn bị thị trường tiêu thụ LNG; tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị trường và gia tăng thị phần tiêu thụ LPG, đặc biệt tại miền Bắc và miền Trung; nghiên cứu, tìm kiếm, phát triển các nguồn khí mới trong, ngoài nước; tham gia đầu tư thượng nguồn khi có điều kiện và bảo đảm hiệu quả; tăng cường tiết kiệm, tiết giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, thu hồi công nợ; tiếp tục thực hiện công tác tái cấu trúc; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của PV GAS và các doanh nghiệp có vốn góp của PV GAS; thực hiện tốt công tác an sinh xã hội...