Thế giới

‏Loại vắc-xin có thể giúp cắt giảm khí metan từ bò ‏

‏Khánh Linh - tổng hợp từ CNN‏ 24/02/2025 - 22:00

(TN&MT) - ‏Ngành chăn nuôi bò tạo ra khoảng 1/3 tổng lượng khí metan toàn cầu. Để giải quyết vấn đề này, ông John Hammond - Giám đốc nghiên cứu tại Viện Pirbright ở Vương quốc Anh, cho biết cơ quan đang phát triển một loại vắc-xin giúp giảm lượng khí metan từ bò. ‏

‏Đây là một sáng kiến toàn cầu với mục tiêu đưa ngành nông nghiệp thành ngành thân thiện với môi trường. ‏

‏Bò có thể thải ra metan‏

‏Bò có thể duy trì sự sống bằng cách ăn cỏ. Nhưng việc này lại vô tình gây ra một vấn đề khác ít ai biết về mặt môi trường. ‏

‏Khi cỏ lên men trong dạ dày bò, chúng sẽ ra khí metan. Khí metan đó được thải ra qua ợ hơi và xì hơi. Theo ước tính, trung bình, một con bò có thể sản xuất khoảng 90kg khí metan mỗi năm. Khí này cũng được thải ra từ phân. Cũng bởi vậy, ngành chăn nuôi chiếm khoảng một phần ba lượng khí metan liên quan đến con người.‏

‏Một số trang trại nuôi bò đã sử dụng các chất phụ gia thức ăn giúp giảm sản xuất metan trong dạ dày bò. Dù vậy, đây không phải giải pháp toàn diện. Những giải pháp ngày không ổn định và bò cần nạp các chất phụ gia này liên tục. Điều này đã đặt ra một bài toàn khó nếu bò được chăn thả đi lại lang thang trên diện tích đồng cỏ rộng lớn. ‏

‏Để tìm ra một giải pháp hiệu quả hơn thay thế Viện Pirbright ở Vương quốc Anh, một phòng thí nghiệm virus học tập trung vào gia súc, đang dẫn đầu một nghiên cứu kéo dài ba năm để phát triển một loại vắc-xin. ‏

‏"Sức hấp dẫn của vắc-xin như một phần của giải pháp là nó là một thực tiễn rất phổ biến, được áp dụng rộng rãi, với cơ sở hạ tầng có thể làm điều này rồi, và mọi người nói chung đều biết về lợi ích của việc tiêm phòng đối với sức khỏe động vật," John Hammond, giám đốc nghiên cứu tại Viện Pirbright, cho biết.‏

373-202502241508541.png
‏Thịt bò có lượng khí thải nhà kính liên quan cao nhất trong số các sản phẩm thực phẩm chính.‏

‏Quỹ Trái Đất Bezos, tổ chức từ thiện của người sáng lập Amazon để chống lại biến đổi khí hậu, đã hỗ trợ 9,4 triệu USD cho nỗ lực này. Đồng thời, dự án cũngcó sự tham gia của Trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia Vương quốc Anh và AgResearch, một phòng thí nghiệm đổi mới nông nghiệp ở New Zealand.‏

‏"Chúng tôi hy vọng giải pháp này sẽ trở nên phổ biến, giống như các loại vắc-xin khác," ông Hammond nói. "Trong trường hợp tốt nhất, đó sẽ là một loại vắc-xin một liều mà một con vật sẽ nhận được tương đối sớm trong đời và tiếp tục có hiệu quả, hướng tới mục tiêu giảm thiểu tuyệt đối 30% lượng khí thải metan."‏

‏Loại vắc-xin khác thường‏

‏Các nhà khoa học đã nghiên cứu ý tưởng về "vắc-xin bò xì hơi" trong hơn một thập kỷ, theo ông Hammond, nhưng vẫn chưa có kết quả hữu hình. ‏

‏"Đã có những khoản đầu tư đáng kể từ các quốc gia khác nhau để phát triển loại vắc-xin khác thường này. Dù chưa có sản phẩm cuối cùng, nhưng có những tài liệu khoa học cho thấy nó có thể hoạt động và sẽ hoạt động.Trong đó, vắc-xin sẽ cần tạo ra các kháng thể liên kết với vi khuẩn trong dạ dày bò đang tạo ra metan và ngăn chặn hoạt động này của dạ dày”, ông Hammond giải thích. ‏

‏Tuy nhiên, việc phát triển vắc-xin rất phức tạp, bởi vì các kháng thể - protein được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch sau khi tiêm vắc-xin, có thể cẳn trở các chất lạ - không hoạt động tốt trong dạ cỏ.‏

‏Một vấn đề tiềm ẩn khác liên quan tới phúc lợi của động vật. Mặc dù các nghiên cứu đặt mục tiêu vắc-xin có "không ảnh hưởng" đến sức khỏe của chúng, nhưng tác động thật sự đến nay vẫn chưa được chứng minh. Ngoài ra, vắc-xin cũng có thể làm giảm thức ăn mà dạ cỏ có thể hấp thụ, điều này sẽ khiến gia súc cần nhiều thức ăn hơn, làm tăng chi phí cho nông dân.‏

‏Theo đó, nghiên cứ đặt mục tiêu tạo ra "bằng chứng về khái niệm" sau đó có thể được sử dụng để phát triển một loại thuốc thực tế. ‏

‏Ưu điểm chính của vắc-xin là nó có thể được tiêm cho bê sau khi sinh, tương tự như vắc-xin chống lại bệnh tật, vốn đã được sử dụng.‏

‏Ông Dirk Werling, giáo sư về Miễn dịch học Phân tử tại Trường Cao đẳng Thú y Hoàng gia, người cũng đang làm việc trong dự án, cho biết: "Nếu chúng tôi có thể xác định một phương pháp vắc-xin phù hợp, nó cũng có thể có nghĩa là chúng tôi có thể tiêm phòng cho bò mẹ. Điều này sẽ dẫn đến việc sản xuất các kháng thể được truyền qua sữa non. Vì vậy, có nhiều cách chúng tôi có thể sử dụng khả năng phòng vệ của chính con bò, nhưng tất cả những điều đó vẫn còn phải xem xét."‏

‏Những vấn đề sau đó‏

‏Một loại vắc-xin chống lại lượng khí thải metan là một giải pháp quá lý tưởng, theo ông Joseph McFadden, phó giáo sư Sinh học Gia súc Sữa tại Đại học Cornell, người không tham gia vào dự án. Ý tưởng về một liều vắc-xin giúp giảm lượng khí thải metan của bò trong thời gian dài khiến đây là một giải pháp dễ thực hiện hơn.‏

‏Tuy nhiên, chưa có dấu hiệu chắc chắn nào cho thấy vắc-xin sẽ khả thi.‏ "Sẽ mất một thời gian và rất nhiều động vật để làm loại công việc đó, và nó sẽ không xảy ra qua đêm”, ông nói. ‏

‏Theo ông McFadden, vắc-xin chỉ là một trong một loạt các giải pháp đang được đặg ra cho vấn đề. Ngoài vắc-xin, các nhà khoa học cũng đang tính đến nhiều giải pháp khác như nhân giống chọn lọc, enzyme, chỉnh sửa gen của các vi khuẩn phát ra metan và phụ gia thức ăn.‏

‏Nhưng phụ gia thức ăn không phải là không có tranh cãi. Bằng chứng chỉ ra việc trộn rong biển đỏ vào đồ ăn cho gia súc có thể cắt giảm lượng metan đáng kể, nhưng có những lo ngại về thành phần hoạt chất, bromoform, được phân loại là "chất có thể gây ung thư cho người" ở Mỹ. Nếu bò ăn một lượng phụ gia đủ nhiều, các chất này sẽ được tìm thấy trong sữa. Nhưng các nghiên cứu hiện chỉ ra lượng phụ gia này ở mức thấp hơn nhiều so với mức chấp nhận được cho con người.‏

‏"Thật thú vị bởi vì bạn có thể giảm đáng kể, 80 hoặc 90%, điều đó trông rất tuyệt trên giấy, nhưng cũng có sự giảm lượng thức ăn ăn vào, và một số lo ngại hạn chế liên quan đến sức khỏe của động vật," ông McFadden nói.‏

‏Tuy nhiên, phản ứng từ dư luận về các giải pháp này có thể một trở ngại tiềm ẩn khác đối với việc triển khai vắc-xin thành công: Làm thế nào để đối phó với thông tin sai lệch và sự chấp nhận của người tiêu dùng.‏

‏"Chúng tôi chưa chuẩn bị cho điều đó," ông McFadden nói. "Tôi thấy đầu tư vào khoa học để có được công nghệ, nhưng tôi thấy không có đầu tư vào việc suy nghĩ về cách truyền thông để người tiêu dùng chấp nhận các giải pháp này".‏

‏Ông Dirk Werling, một chuyên gia về vắc-xin, cho biết khi nói đến một nghiên cứu mới, một số người sẵn sàng lắng nghe và học hỏi từ dữ liệu và kết quả, trong khi những người khác thì không. Với vấn đề này, quan trọng nhất là cần giao tiếp một cách khách quan, lắng nghe các lập luận và đưa ra câu trả lời phù hợp cho cộng đồng. ‏

‏"Tôi cảm thấy rằng kể từ sau đại dịch, mọi chủ đề chỉ được thảo luận theo kiểu đúng hay sai, vì vậy bất cứ điều gì chúng tôi tìm thấy ở đó, sẽ luôn có người chỉ trích chúng tôi, và sẽ có người hoan nghênh chúng tôi. Cuối cùng, nếu công việc chúng tôi đang làm giúp ích cho tác động tổng thể đến sự nóng lên toàn cầu, thì - đối với cá nhân tôi - đó là một công việc hoàn thành tốt”, ông nhấn mạnh. ‏

‏Khánh Linh - tổng hợp từ CNN‏