Văn hóa

Du khách trong và ngoài nước trải nghiệm thêu thủ công trên phố cổ Hà Nội

Nguyễn Trường 12/02/2025 - 21:29

Nhiều du khách hào hứng tham quan hoạt động sáng tạo nghệ thuật thêu và giao lưu cộng đồng ở tại đình Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Đình Tú Thị ngụ tại số 2A phố Yên Thái, phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Một di tích đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia - là nơi thờ ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tên khai sinh là Trần Quốc Khái. Ông sinh năm Bính Ngọ (1606) tại xã Quất Động, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đông (nay là huyện Thường Tín, Hà Nội) và mất ngày 12 tháng sáu năm Tân Sửu (1661) thọ 56 tuổi. Ông Lê Công Hành đỗ Tiến sĩ đời Vua Lê Thần Tông, được triều đình bổ dụng làm đến chức Thượng thư Bộ Công và có nhiều công lao trong việc sáng tạo và phát triển nghề thêu ở nước ta.

z6309874500278_2377742e761d474adc11ee32372e99a4.jpg
Lãnh đạo quận Hoàn Kiếm cùng với các đại biểu, người dân và du khách đã đến dâng hương ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị

Ngày 12/2 (15 tháng Giêng Ất Tỵ 2025), Lễ dâng hương kỷ niệm 419 năm ngày sinh của ông Tổ nghề thêu Lê Công Hành tại đình Tú Thị (phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc, thu hút khách du lịch. Đáng chú ý là hoạt động Tổng kết Dự án nghệ sĩ lưu trú "Tơ óng - Màu cây" và bức tranh thêu tay cổ được trưng bày tại lễ dâng hương.

z6309876647804_b8b9c85c2a4e09de0c404e2d0ee755fd.jpg
Dự án “Nghệ sĩ lưu trú với chủ đề Tơ óng - Màu cây” do UBND phường Hàng Gai phối hợp với nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm tổ chức

Đây là dự án sáng tạo, khá mới mẻ tại Việt Nam, trong 1 tháng vừa qua nghệ sĩ Phạm Ngọc Trâm đã trực tiếp thực hành kỹ thuật thêu tại đình tạo ra một không gian giao lưu, tương tác với các nghệ sĩ, những người làm nghệ thuật, nhân dân, học sinh, khách du lịch.

z6309875329573_88fb8ee5c96c5f0d018bececffd04659.jpg
Du khách hào hứng trải nghiệm

Có thể nói, đến nay đình Tú Thị phường Hàng Gai đã trở thành điểm đến quen thuộc của du khách trong và ngoài nước, của những nhà nghiên cứu nghệ thuật nói chung và nghệ thuật thêu nói riêng, đặc biệt là các bạn trẻ yêu thích nghệ thuật thêu.

z6309884651118_d28d0068dee20e1f3f78ab56924a1e7e.jpg
Bức thêu tay cổ

UBND phường Hàng Gai tin tưởng rằng, trong thời gian tới, đình Tú Thị sẽ trở thành 1 hub nghệ thuật, nơi mà các nghệ sĩ có thể đến lưu trú và sáng tác những tác phẩm thêu tay nhằm lưu giữ và quảng bá nghề truyền thống lâu đời của dân tộc ta, đồng thời hình thành một khu vực phát triển thương mại và văn hóa theo tinh thần điều 21 Luật Thủ đô về phát triển công nghiệp văn hóa.

z6309894568938_c10f7d5ecb032c10ab6064ba9d108a9f.jpg
Kỹ thuật tinh xảo của nghề thêu và nghề làm lọng
z6309894587409_ec25e5b552f1d478c5e13185a67c70c7.jpg
Đình Tú Thị xây dựng năm 1891, đến năm 2025, đình vinh dự được đón nhận bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia
z6309894985626_ffbe8c0ceec7a3808154393478c4b8f4.jpg
Du khách trải nghiệm khu trưng bày
z6309894992192_225a50ec08aee4d6e2615ea229679d34.jpg
Nhiều năm qua, một phần không gian Đình trở thành trung tâm giao lưu, gìn giữ và thực hành nghề thêu
z6309894993796_7ee7367884dcc6dfffb325d235ff84cc.jpg
Vinh danh tổ nghề, góp phần giới thiệu tinh hoa tới thế hệ trẻ và du khách thập phương

Nguyễn Trường