Cơ hội sinh lời khi đầu tư bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội
(TN&MT) - Với những lợi thế vượt trội về hạ tầng, tiện ích và tiềm năng phát triển, thị trường bất động sản thấp tầng phía Tây Hà Nội được đánh giá là có khả năng tăng giá mạnh mẽ và bền vững trong tương lai. Đây là cơ hội sinh lời cho các nhà đầu tư.
Theo Savills Việt Nam, quý I/2024, Hà Nội ghi nhận có 93 căn thấp tầng mới, tăng 7% theo quý và 221% theo năm. Lượng giao dịch đạt 185 căn, tăng 189% theo quý và 110% theo năm, chiếm 52% tổng giao dịch năm 2023. Trong đó, 63% nguồn cung mới đã được hấp thụ và 72% giao dịch ở phía Tây. Giá bán thứ cấp biệt thự, shophouse tăng 14% theo năm, nhà liền kề tăng 20%, giá sơ cấp biệt thự đạt 164 triệu đồng/m², liền kề 192 triệu đồng/m², shophouse 279 triệu đồng/m².
Sang quý II/2024, nguồn cung mới đạt 128 căn, tăng 38% theo quý, tập trung ở Hà Đông và Hoài Đức. Lượng giao dịch tăng 5% theo năm, giá biệt thự sơ cấp lên 178 triệu đồng/m², liền kề 188 triệu đồng/m², shophouse 288 triệu đồng/m².
Lý giải cho sự sôi động của bất động sản khu vực phía Tây Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, sự phát triển của cơ sở hạ tầng, giao thông là một trong những lý do chính. Những năm gần đây, phía Tây Hà Nội được ưu tiên đầu tư mạnh mẽ với hệ thống hạ tầng linh hoạt và đồng bộ. Các tuyến giao thông lớn như Đại lộ Thăng Long, đường 32, tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, và trục Tố Hữu - Lê Văn Lương kết nối khu vực này với trung tâm thành phố. Cùng với đó là Dự án vành đai 3.5, Vành đai 4 đang dần hoàn thiện và đi vào vận hành sẽ góp phần thay đổi diện mạo phía Tây, gia tăng khả năng kết nối giao thương.
Nguyên nhân thứ hai là khu vực phía Tây Hà Nội đang trở thành trung tâm hành chính – kinh tế mới của Thủ đô. Dưới áp lực dân số tăng, Hà Nội mở rộng địa giới và dịch chuyển nhiều cơ quan chính trị về phía Tây – khu vực có quỹ đất lớn và là cửa ngõ quan trọng. Phía Tây đã trở thành trung tâm hành chính – kinh tế mới, thu hút hàng nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ. Điều này cũng tạo nên làn sóng an cư của cán bộ công chức, chuyên gia nước ngoài và lao động chất lượng cao.
Nguyên nhân thứ ba là sự xuất hiện của nhiều “ông lớn” trong lĩnh vực bất động sản ở khu vực này. Sự phát triển đột phá về quy hoạch và hạ tầng đã thu hút nhiều nhà đầu tư lớn đến phía Tây Hà Nội, biến nơi đây thành điểm đến của các dự án bất động sản tầm cỡ, hấp dẫn giới tinh hoa. Nhiều dự án thấp tầng tại đây được thiết kế với không gian xanh và thoáng mát, tạo môi trường sống lý tưởng và thu hút khách hàng. Sự kết nối đồng bộ giữa hạ tầng với dịch vụ tiện ích, hiện đại như: Trường học, bệnh viện, công viên… cũng đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng đáp ứng nhu cầu sống cao cấp của cư dân.
Một trong số những dự án tiêu biểu có thể kể đến là Đại đô thị Hinode Royal Park (huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) do Tổng Công ty Thương mại Xây dựng (WTO) làm chủ đầu tư. Dự án có quy mô 146,8 ha, trong đó có 16,7 ha là cây xanh và 1,95 ha mặt nước, tạo nên “lá phổi xanh” trong lành cho toàn bộ dự án. Hinode Royal Park được quy hoạch theo tiêu chí “all-in-one” (tất cả trong một), bao gồm nhà phố thương mại, biệt thự đơn lập, song lập cùng hệ thống tiện ích đẳng cấp như công viên, khu thể thao, spa, Onsen, trung tâm thương mại, trung tâm y tế, trường học liên cấp, và chuỗi đỗ xe ngoài trời.
Không những vậy, dự án còn tọa lạc tại “vị trí vàng” của khu vực khi nằm ngay tại nút giao Quốc lộ 32 và Đường vành đai 3.5 có thể dễ dàng kết nối với các khu vực trung tâm của Thủ đô như: Cầu Giấy, Mỹ Đình và các tuyến đường huyết mạch khác. Với những ưu thế nổi bật và tiện ích đa dạng, Hinode Royal Park hứa hẹn sẽ thu hút dân cư, gia tăng giá trị không chỉ cho dự án mà còn lan tỏa lợi ích đến các khu vực xung quanh.