Tiếng dân

Hưng Yên: Cận cảnh tình trang ô nhiễm môi trường từ làng tái chế nhựa

Anh Khôi 21/11/2024 - 15:45

(TN&MT) - Nằm giáp ranh với huyện Gia Lâm (TP Hà Nội), cách trung tâm Thủ đô khoảng 25km về phía đông, thôn Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) lâu nay được biết đến là làng tái chế như nhựa, rác thải phế liệu ngổn ngang hay những cột khói đen xả thẳng trực tiếp đang là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Ghi nhận tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (thị trấn Như Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên), ngay từ đầu làng đã xuất hiện những bao tải, bên trong đựng đầy nhựa tái chế, nilon mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe tải, xe ba gác lớn, nhỏ chở những bao tải "đồng nát" ra vào nơi đây, khói bụi, mùi khét xộc thẳng vào mũi người đi đường, rất khó chịu. Phần lớn các lò đốt nhựa đều nhỏ lẻ, thô sơ với các ống khói to nhỏ xả khói đen lên bầu trời. Các bãi tập kết phế thải nhựa nằm ngay trên bờ sông, khiến dòng sông luôn đen ngòm, đặc quánh bởi rác thải.

h3.jpg
Khói thải đen kịt từ các lò đốt rác

Ngoài vấn đề môi trường, việc tái chế rác thải nhựa còn đang đe dọa đến sự an toàn của các hộ dân tại thôn Minh Khai, khi xung quanh nơi đây chứa nhiều các vật liệu dễ cháy, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về phòng cháy chữa cháy.

Anh Nguyễn Văn Hoàng người dân thường xuyên đi qua làng Minh Khai cho biết: “Môi trường tại đây bị ô nhiễm từ nhiều năm nay. Mỗi khi ra đường, tôi thường phải đeo khẩu trang, bởi mùi hôi thối bốc lên từ các nguồn nước thải ô nhiễm".

h8.jpg
Nước sông màu đen và đặc quánh do rác thải

Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên, đến nay, hoạt động sản xuất, tái chế nhựa diễn ra liên tục, với khối lượng khoảng 600 - 650 tấn/ngày. Sản phẩm chính được sản xuất tại đây gồm: Ống nhựa, túi nilông, hạt nhựa, màng mỏng, lưới, cốc, hộp...

h9.jpg
Rác thải ngập các con trường xung quang làng tái chế nhựa

Theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ, làng nghề tái chế nhựa Minh Khai (tỉnh Hưng Yên) nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thế nhưng đến nay, tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây không những chưa được cải thiện, mà ngày càng trầm trọng, trở thành vấn đề khiến dư luận bức xúc.

Trước thực trạng trên, UBND tỉnh Hưng Yên cần sớm có biện pháp yêu cầu các cơ sở sản xuất tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai thực hiện các quy định về môi trường để chấm dứt tình trạng ô nhiễm kéo dài, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe của người dân.

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận thực tế tại làng nghề thái chế nhựa.

h16.jpg
Rác thải nhựa tái chế đúng quy chuẩn cần phải đốt trong các lò đốt có nhiệt độ trên 1.000 độ C, nếu không sẽ gây ra những chất độc nguy hiểm cho con người
h12.jpg
Hàng loạt nhà xưởng tái chế nhựa vi phạm Luật Bảo vệ môi trường
h17.jpg
Đi cùng với lợi ích kinh tế, người dân nơi đây đang phải đánh đổi về môi trường, sức khỏe.
h10.jpg
Cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
h4.jpg
Phế liệu tái chế được chất thành từng đống cao.
h5.jpg
Phế liệu tập kết khắp đường làng, ngõ xóm.
h7.jpg
Mỗi ngày có hàng trăm chuyến xe tải, xe ba gác lớn, nhỏ chở những bao tải đồng nát ra vào nơi đây.
h1.jpg
Dọc hai bên đường các loại phế thải được để ngổn ngang.
h17.jpg
Nhiều vật liệu dễ cháy, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn về phòng cháy chữa cháy.
h15.jpg
Nước sông đen kịt kèm theo đó là rác thải tràn lan.
h11.jpg
Làng nghề tái chế nhựa và hoạt động đốt rác thải thôn Minh Khai, gây ô nhiễm môi trường không khí và gây bức xúc dư luận.
h13.jpg
UBND tỉnh Hưng Yên cần sớm có biện pháp yêu cầu các cơ sở sản xuất tại làng nghề tái chế nhựa Minh Khai hoạt động đúng quy định của pháp luật.

Anh Khôi