(TN&MT) - Bão số 6 (Trami) đi vào tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa qua đã gây mưa lớn, triều cường dâng cao khiến đoạn bờ biển giáp ranh giữa xã Phú Thuận (huyện Phú Vang) và phường Thuận An (TP. Huế) bị xâm thực, sạt lở nặng nề, uy hiếp cuộc sống người dân.
Trước khi bão số 6 đổ bộ, tỉnh Thừa Thiên - Huế đã huy động lực lượng gia cố bờ kè, sử dụng 4.150 m2 vải lọc, 700 m3 đá hộc, 5.000 bao tải và 200 cừ tràm xử lý khẩn cấp chống sạt lở đoạn qua bờ biển Thuận An - Phú ThuậnThế nhưng, bão đổ bộ và triều cường dâng cao đã khiến phần gia cố này gần như đã bị phá hủy hoàn toànSau bão, sóng biển liên tục đánh vào bờ, ngoạm sâu vào đất liền, uy hiếp khu dân cưSóng đánh vỡ hàng trăm mảng bê tôngBê tông nằm ngổn ngang, cây cối ngã đổMột lượng cát lớn tràn vào nhiều hàng quán dọc bờ biểnBà Huỳnh Thị Thứ bàng hoàng cho hay, gia đình đã kinh doanh 30 năm tại bãi biển Thuận An, sự việc này không thể tin được. Trước mắt, cả gia đình di chuyển cây cối bị gãy đổ và lượng lớn bê tông, gạch, đá hộc bị sóng biển đánh ra khỏi hàng quán để tiếp tục kinh doanhNhiều kết cấu công trình bị cuốn trôi ra xaBao cát, đá hộc gia cố tạm thời không ngăn được sóng lớn tấn công, tràn vào bên trongMột khu vực rộng lớn tan hoangChủ tịch UBND xã Phú Thuận Nguyễn Quang Dân cho biết, địa phương đã và đang triển khai cắt tỉa cây, hỗ trợ bà con di dời, dọn dẹp cát, đá trong nhà, cơ sở kinh doanh nhằm sớm ổn định công việc sau mưa bãoChủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương yêu cầu các địa phương cử cán hộ theo dõi chặt chẽ diễn biến khu vực sạt lở, kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền có phương án xử lýĐồng thời tổ chức rà soát các khu vực trọng điểm, xung yếu, xử lý kịp thời các sự cố công trình ngay từ đầu nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất nước biển xâm thực. Yêu cầu lực lượng chức năng cảnh báo người dân không đến gần các điểm sạt lở và nguy cơ sạt lởBão số 6 cũng khiến bờ biển Giang Hải (huyện Phú Lộc) sạt lở nặng