Doanh nghiệp - doanh nhân

Đề xuất gỡ khó cho điện khí và điện gió ngoài khơi

Nguyễn Hiền 17/10/2024 - 20:55

Luật Điện lực cần phải sửa đổi như thế nào để “tháo gỡ” những khó khăn, thách thức cho điện khí và điện gió ngoài khơi, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án năng lượng xanh?

bia-1.200x800-1920-x-1080-px-.png

Luật Điện lực cần phải sửa đổi như thế nào để “tháo gỡ” những khó khăn, thách thức cho điện khí và điện gió ngoài khơi, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp tham gia đầu tư các dự án năng lượng xanh? Sau đây là một số kiến của các chuyên gia, doanh nghiệp được bày tỏ tại Toạ đàm Luật Điện lực sửa đổi các khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy và bổ sung theo tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW, kết luận 76-KL/TW do Hội Dầu khí Việt Nam tổ chức ngày 16/10.

tieng-noi-1-.png
hung-dung.jpg

Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi cần bổ sung nội dung liên quan điện khí. Cụ thể: Luật Điện lực sửa đổi bổ sung quy định, cơ chế giải quyết các vướng mắc chung về chính sách trong hoạt động điện lực như: về trình tự thủ tục trong bổ sung quy hoạch các dự án điện; cơ chế ưu tiên phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới; Cơ chế về huy động vốn cho các dự án điện không có bảo lãnh chính phủ; Quy định về bảo lãnh thay thế bảo lãnh Chính phủ; Về đa dạng hóa việc đầu tư hạ tầng truyền tải điện tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đặc biệt là truyền tải cho nhà máy điện khí LNG và điện gió ngoài khơi.

TS. Nguyễn Hùng Dũng - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội Dầu khí Việt Nam cho biết

Để phát triển dự án điện gió ngoài khơi, Hội Dầu khí Việt Nam kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách giải quyết các vướng mắc trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi theo hướng có cơ chế giao Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định, quyết định cụ thể các nội dung: Chủ trương đầu tư; phân kỳ giai đoạn phát triển điện gió nhập khẩu phù hợp với năng lực và trình độ phát triển của các DN trong lĩnh vực năng lượng; Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư trong lĩnh vực điện gió; Quy định về Công tác điều tra, khảo sát, thăm dò, đo đạc trên biển và giao khu vực biển để đầu tư dự án điện gió nhập khẩu; Ban hành khung chính sách giá, cơ chế giá cho điện gió ngoài khơi…

Cùng quan điểm trong việc gỡ khó cho lĩnh vực điện gió ngoài khơi, ông Dư Văn Toán, chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, ở Việt Nam điện gió ngoài khơi có tiềm năng tốt, nhất là vùng Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, hiện có một số vướng mắc của dự án điện gió ngoài khơi theo xác định của Bộ Công Thương, đó là chưa rõ cấp có thẩm quyền giao khu vực biển, cho phép hay chấp thuận cho các tổ chức sử dụng khu vực biển để thực hiện các hoạt động đo đạc, quan trắc, điều tra, thăm dò, khảo sát nhằm phục vụ lập dự án điện gió ngoài khơi.

ts-du-van-toan(1).jpg
Ông Dư Văn Toán - Chuyên gia năng lượng tái tạo, Viện Khoa học môi trường, biển và hải đảo, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Quy hoạch không gian biển quốc gia cũng chưa được phê duyệt, nên chưa có cơ sở triển khai thực hiện Quy hoạch điện VIII. Các vướng mắc về thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư. Các điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực điện gió ngoài khơi.

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng, trong mục tiêu chiến lược năng lượng quốc gia, công nghiệp điện khí được xác định có vai trò vô cùng quan trọng trong bối cảnh thủy điện gần hết dư địa phát triển, điện than sẽ không được phát triển sau năm 2030. Với dải công suất lớn, tính ổn định cao, không chịu tác động bởi các yếu tố thời tiết, điện khí được đánh giá là nguồn điện sẽ gánh vác vai trò “trụ đỡ” đảm bảo sự ổn định, an toàn cho hệ thống điện. Việc phát triển điện khí, cũng góp phần vào việc thực hiện mục tiêu cam kết của Chính phủ tại COP26 là đạt Net Zero vào năm 2050.

Trong Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030 nhiệt điện khí được coi là "trụ đỡ" cơ cấu nguồn điện của VN. Do vậy, việc ưu tiên triển khai các dự án điện khí còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, nguồn điện được ưu tiên phát triển.

thu-tien(1).png
1920x1080-3.png


Là một trong các doanh nghiệp đang thực hiện dự án điện gió ngoài khơi, đại diện Tổng Công ty CP Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) phản ánh, dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) chưa còn nhiều vấn đề vướng mắc cho điện gió ngoài khơi. Cụ thể, chính sách không rõ ràng về trình tự, thủ tục; thiếu cơ chế phát triển bền vững; khoảng trống pháp lý cho xuất khẩu; thiếu đồng bộ thành phần dự giá và không tạo đòn bẩy để đầu tư, phát triển chuỗi cung ứng điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Từ thực tế, PTSC đề xuất, dự thảo Luật Điện lực sửa đổi bổ sung quy định theo hướng tận dụng tối đa nguồn tài nguyên gió ngoài khơi, cơ chế giá bán điện theo thoả thuận, quy định rõ ràng về trình tự, thủ tục, cho phép thoả thuận giữa các bên về công suất huy động.

Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) Nguyễn Duy Giang cho biết, mặc dù Quy hoạch Điện VIII cho phép triển khai 15 dự án điện khí LNG, nhưng cho đến nay mới có 2 dự án đầu tiên do PV Power làm chủ đầu tư và tham gia đầu tư đang triển khai, còn lại một số mới tìm được chủ đầu tư, một số vẫn “dậm chân tại chỗ”. Thực tế là dự án điện khí Nhơn Trạch 3 và 4, một dự án được coi là hình mẫu trong triển khai đầu tư dự án điện khí LNG do PV Power làm chủ đầu tư thì cũng phải mất 8 năm để có thể phát điện thương mại cả hai tổ máy (dự kiến năm 2025), trong đó 2/3 thời gian dành cho hoàn tất thủ tục, thời gian xây dựng chỉ chiếm 1/3.

Còn về thành phần giá điện sẽ chào giá (Điểm Đ, Khoản 1, Điều 26), ông Giang cũng cho biết, giá nhiên liệu sẽ biến động theo thị trường thế giới và thông thường sẽ được chuyển ngang sang giá điện vì vậy nếu có chào giá, PV Power kiến nghị chỉ nên chào trên cơ sở phí cố định.

Đối với PV GAS - đơn vị tiên phong nhập khẩu phân phối LNG sau hơn một năm nhập khẩu - phân phối LNG đã có nhiều kiến nghị bổ sung, sửa đổi cơ chế, chính sách phát triển và vận hành các dự án nhà máy nhiệt điện sử dụng khí. Rất mong mỏi Chính phủ có những quy định cụ thể, tạo hành lang pháp lý cho các nhà máy điện khí vận hành, các đơn vị nhập khẩu, phân phối hoạt động hiệu quả và quan trọng hơn đó là đảm bảo an ninh năng lượng, lợi ích quốc gia cũng như góp phần hiện thực hoá cam kết của Chính phủ tại COP 26 phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050.

Cụ thể, PV GAS kiến nghị xem xét cụ thể hóa trong Luật Điện lực các cơ chế/quy định như sau liên quan đến các nhà máy điện khí như: Cơ chế xây dựng các dự án nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên, khí thiên nhiên hóa lỏng theo chuỗi gắn với kho cảng khí hóa lỏng trung tâm để tận dụng cơ sở hạ tầng hiệu hữu và đảm bảo hiệu quả của nhà nước 2. Cơ chế bảo đảm các nhà máy nhiệt điện sử dụng khí thiên nhiên hóa lỏng và khí thiên nhiên nhập khẩu được bên mua điện cam kết sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn đảm bảo ràng buộc về nguồn nhiên liệu. 3. Quy định cụ thể về cước phí nhập khẩu, tồn trữ, tái hóa và phân phối khí thiên nhiên hóa lỏng.

Cùng với đó, đại diện PV GAS kiến nghị bổ sung (Khoản 10 Điều 31) về phát triển chuỗi dự án sản xuất khí hydrogen, amoniac, từng bước thay thế khí tự nhiên trong sản xuất điện, tận dụng hệ thống cơ sở hạ tầng vận chuyển, phân phối khí hiện hữu; Khoản 4 Điều 128: Sửa đổi, bổ sung Mục 2 Phụ lục 2 của Luật Giá số 16/2023/QH15 như sau: Dịch vụ vận chuyển khí thiên nhiên bằng đường ống cho sản xuất điện và dịch vụ tồn trữ, tái hoá, vận chuyển và phân phối khí thiên nhiên hoá lỏng..

ptsc.jpg
pv-power(1).jpg
z5935557284669_bb46179013d192d57f2e8523dea72694.jpg
1920x1080-3.png

Trước những vướng mắc về cơ chế và những “khoảng trống” cần lấp đầy ở Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi, để đáp ứng yêu cầu Quy hoạch Điện VIII, rất cần cơ chế, chính sách, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn cho điện khí, đặc biệt là cơ chế giá, bao tiêu. Và không chỉ nhìn ở những lợi ích trước mắt về giá điện mà cần có tầm nhìn rộng và xa hơn về mục tiêu an ninh năng lượng quốc gia, sử dụng hợp lý tài nguyên khí, đáp ứng các yêu cầu chuyển đổi năng lượng xanh của đất nước phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Việc sớm triển khai các dự án điện khí mới còn mang lại nhiều lợi ích khác cho nền kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển hóa nguồn lực tài nguyên (khí tự nhiên) thành nguồn phát triển kinh tế đất nước. Vì vậy, cơ quan quản lý đang điều chỉnh, sửa đổi phù hợp với xu thế quốc tế xanh hóa, giảm phát thải carbon, cũng như là trong bối cảnh Chính phủ công bằng.

kan-223120241016091220.jpg

"Sửa đổi Luật Điện lực cần nghiên cứu kỹ lưỡng về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp đầu tư các dự án năng lượng và cả các cơ quan quản lý, thực thi. Đồng thời cần có cơ chế/chính sách về thu hút và khuyến khích các nhà đầu tư"

TS. Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhấn mạnh

bia-trong-full(1).png

Nguyễn Hiền