Biển đảo

Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050:Bước tiến mới trong tiến trình quản lý nền kinh tế biển xanh

Kim Liên 11/10/2024 15:42

(TN&MT) - Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Đây là một quy hoạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quốc gia có biển. Bởi lẽ, vùng bờ là nơi giàu tài nguyên, tập trung đông dân cư và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển thuộc các ngành kinh tế biển. Việc xây dựng và được phê duyệt Quy hoạch này cũng đánh dấu một bước tiến mới trong công tác quản lý, phát triển và bảo vệ tài nguyên biển trong tương lai.

bia-trong-dai-2-.png

Vừa qua, Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050. Đây là một quy hoạch có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với quốc gia có biển. Bởi lẽ, vùng bờ là nơi giàu tài nguyên, tập trung đông dân cư và các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên biển thuộc các ngành kinh tế biển. Việc xây dựng và được phê duyệt Quy hoạch này cũng đánh dấu một bước tiến mới trong công tác quản lý, phát triển và bảo vệ tài nguyên biển trong tương lai.

tieu-de-nho(1).png
thu-truong-bo-tn-mt-le-minh-ngan-phat-bieu-tai-hoi-thao-xay-dung-quy-hoach.jpg
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân phát biểu tại Hội thảo xây dựng Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, đơn vị chủ trì xây dựng Quy hoạch cho biết: Triển khai Quyết định số 25/QĐ-TTg ngày 23/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã thành lập Ban Chỉ đạo lập Quy hoạch và Tổ chuyên gia đa ngành để chỉ đạo và hỗ trợ kỹ thuật lập Quy hoạch. Đồng thời tiến hành tổ chức các cuộc khảo sát, hội thảo tham vấn tại một số bộ, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, thường xuyên làm việc, trao đổi với các tổ chức, chuyên gia trong nước và quốc tế. Tiến hành cập nhật, xử lý và tích hợp các quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh, phù hợp và tương thích với quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia, các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia đã được phê duyệt hoặc đang được xây dựng.

z3650711387375-ba05fdd5eb08de9bac7b4c3294cedfe2.jpg

Nhận thức rõ, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 là loại quy hoạch đa ngành, khó và phức tạp, lần đầu tiên được lập ở Việt Nam theo cách tiếp cận không gian, tổng hợp, chính vì vậy, Cục đã tiến hành lập quy hoạch từng bước, thận trọng và tham khảo rất nhiều ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước.

Ví dụ như, việc xây dựng Quy hoạch vùng bờ đã tham khảo hướng dẫn của IOC/UNESCO và của PEMSEA về cách tiếp cận và phương pháp lập quy hoạch, cũng như kinh nghiệm quốc tế về xây dựng và triển khai quy hoạch vùng bờ của Mỹ, Anh, Đức, Đan Mạch, Na Uy, Úc, Trung Quốc và một số nước trong ASEAN. Hài hòa giữa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh với bảo tồn các giá trị tự nhiên, sinh thái, đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và phát huy các giá trị văn hóa, xã hội.

Dự thảo Quy hoạch vùng bờ sau khi được hoàn thiện đã gửi xin ý kiến Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, cơ quan ngang bộ và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển; đồng thời, đăng tải dự thảo Quy hoạch vùng bờ trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Trên cơ sở ý kiến của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của 20/21 bộ, cơ quan ngang bộ và 28/28 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển, hồ sơ Quy hoạch vùng bờ đã được hoàn hiện. Báo cáo Quy hoạch vùng bờ đã được Hội đồng thẩm định quy hoạch quốc gia thông qua.

unnamed.jpg
Ông Nguyễn Đức Toàn, Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Ông Toàn cho biết thêm, với độ khó và phức tạp của quy hoạch, nên để xây dựng được Quy hoạch này, bên cạnh các phương pháp truyền thống, như kế thừa dữ liệu, tài liệu lịch sử, điều tra, khảo sát thực địa, tham vấn các bên liên quan và phương pháp chuyên gia, một số phương pháp tiên tiến đã được sử dụng để lập quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ, bao gồm: Phương pháp lập bản đồ dựa trên công cụ ArcGIS được sử dụng để phân tích không gian, xây dựng và quản lý dữ liệu bản đồ liên quan đến không gian vùng quy hoạch; Phương pháp phân tích không gian sử dụng công cụ ArcGIS để chồng các lớp bản đồ phân bố không gian các vùng sinh thái, môi trường theo 3 mức: cao, trung bình, thấp. Kết quả là đưa ra được bản đồ phân bố giá trị sinh thái, tài nguyên theo các mức đối với vùng biển Việt Nam.

Phương pháp này cũng được áp dụng đối với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế và tương tự kết quả là đưa ra được bản đồ phân bố nhu cầu phát triển theo các mức đối với vùng biển Việt Nam. Với việc chồng hai bản đồ giá trị sinh thái, tài nguyên và nhu cầu phát triển các ngành kinh tế ta có được bản đồ phân vùng tổng hợp giá trị sinh thái, tài nguyên và nhu cầu phát triển, là cơ sở quan trọng để tiến tới đề xuất các vùng sử dụng đối với biển Việt Nam.

tieu-de-nho(2).png
cac-vung-khai-thac-su-dung-trong-vung-bien-ven-bo-phia-bac-quang-ninh-hai-phong-.png
Các vùng khai thác, sử dụng trong vùng biển ven bờ phía Bắc Quảng Ninh - Hải Phòng

Để khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên vùng bờ trong khả năng chống chịu, phục hồi của hệ sinh thái và chịu tải của môi trường; thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế biển theo hướng xanh, tuần hoàn, hiện đại, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước, góp phần đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn, các vùng đất ven biển và các hải đảo được sắp xếp, phân bổ theo Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, phù hợp với Quy hoạch tổng thể quốc gia theo 4 vùng kinh tế - xã hội, đó là: vùng phía Bắc từ Quảng Ninh đến Ninh Bình; vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ từ Thanh Hóa đến Bình Thuận; vùng Đông Nam Bộ, gồm có Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh; vùng Tây Nam Bộ từ Tiền Giang đến Kiên Giang.

cac-vung-khai-thac-su-dung-trong-vung-bien-ven-bo-phia-bac-thai-binh-ninh-binh-.png
Các vùng khai thác, sử dụng trong vùng biển ven bờ phía Bắc Thái Bình - Ninh Bình

Theo đó, vùng đất ven biển phía Bắc từ khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh là trung tâm kinh tế biển hiện đại, mang tầm quốc tế, hàng đầu ở Đông Nam Á, là cửa ngõ, động lực phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng; khu vực Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình phát triển mạnh và bền vững kinh tế biển.

Vùng đất ven biển Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ sẽ là cửa ngõ ra biển của vùng Tây Nguyên và nước bạn Lào, có khả năng phát triển nhanh, mạnh, bền vững về kinh tế biển với các khu kinh tế ven biển hiện đại, hệ thống đô thị ven biển thông minh, thân thiện với môi trường, có khả năng chống chịu cao với thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa, lịch sử và các hệ sinh thái được bảo vệ, bảo tồn và phát huy.

cac-vung-khai-thac-su-dung-trong-vung-bien-ven-bo-bac-trung-bo-va-duyen-hai-trung-bo-khu-vuc-thua-thien-hue-.png
Các vùng khai thác, sử dụng trong vùng biển ven bờ Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung bộ khu vực Thừa Thiên - Huế

Vùng đất ven biển Đông Nam Bộ từ ven biển Bà Rịa - Vũng Tàu và Thành phố Hồ Chí Minh được quy hoạch là trung tâm kinh tế biển mạnh có tầm quốc tế hàng đầu ở Đông Nam Á với các ngành, lĩnh vực ưu tiên: cảng biển, logistics, khai thác dầu khí, hóa dầu, du lịch biển, khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Phát triển các loại hình du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, văn hóa, thể thao, các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao. Phát triển chuỗi đô thị du lịch ven biển theo hướng đô thị xanh.

Vùng đất ven biển Tây Nam Bộ gồm các trung tâm kinh tế biển mạnh của khu vực Đông Nam Á sẽ phát triển công nghiệp xanh, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời gắn với bảo vệ rừng và bờ biển; nuôi trồng, khai thác hải sản, dịch vụ hậu cần, hạ tầng nghề cá hiện đại phục vụ khai thác xa bờ, hình thành và phát triển du lịch sinh thái, góp phần chủ động phòng, tránh, giảm thiểu rủi ro thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

anh-man-hinh-2024-10-11-luc-11.49.22.png
Các vùng khai thác, sử dụng trong vùng biển ven bờ Tây Nam Bộ (khu vực Tiền Giang - Bạc Liêu)
tieu-de-nho-2-(1).png

Nguyên tắc về xử lý chồng lấn theo thứ tự ưu tiên như sau:

1) Nhu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh;

(2) Nhu cầu bảo vệ, bảo tồn các hệ sinh thái biển;

(3) Nhu cầu cho các hoạt động phát triển kinh tế.

Trên cơ sở kết quả phân vùng chức năng, dựa trên các nguyên tắc, tiêu chí phân vùng sử dụng, Quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ còn có ý nghĩa quan trọng trong việc sắp xếp lại, xử lý chồng lấn, mâu thuẫn không gian, sử dụng biển, vùng biển ven bờ Việt Nam. Bởi lẽ khu vực biển ven bờ lâu nay vốn là nơi diễn ra hoạt động kinh tế sôi động nhất và đang gây áp lực lớn đối với cảnh quan, môi trường sống nhưng chưa có giải pháp quản lý hiệu quả. Quy hoạch sẽ phân bổ hợp lý thành các vùng khai thác, sử dụng, và cả những vùng phải bảo vệ nghiêm ngặt, cấm khai thác; sắp xếp các lĩnh vực kinh tế theo thứ tự ưu tiên. Theo đó, có tới 78 khu vực cấm khai thác, sử dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 49 nghìn ha; 582 khu vực hạn chế khai thác, sử dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 3.240 nghìn ha, trong đó có 263 khu vực khai thác, sử dụng tài nguyên có điều kiện với tổng diện tích khoảng 3.074 nghìn ha và 319 khu vực cần bảo vệ đặc biệt với tổng diện tích khoảng 166 nghìn ha; 95 khu vực ưu tiên khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên, với tổng diện tích khoảng 918 nghìn ha; các khu vực tiềm năng cần điều tra, nghiên cứu để khuyến khích khai thác có tổng diện tích khoảng 865 nghìn ha; các khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng đa mục đích có tổng diện tích khoảng 2.467 nghìn ha.

khanh-hoa-nha-trang-bi-thu-khanh-hoa-39-16196642334541046433595-1626252771810-1626252772339803880495.jpg

Khu vực được khoanh vùng cho sử dụng và nghiêm cấm khai thác sẽ được cụ thể tới từng vị trí tại các vùng biển ven bờ như Vùng biển ven bờ phía Bắc, khu vực cấm khai thác, sử dụng tài nguyên có tổng diện tích gần 6 nghìn ha, bao gồm: 12 khu vực cấm khai thác, sử dụng tài nguyên cho mục đích bảo tồn biển với diện tích khoảng 4,5 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở vùng biển tỉnh Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng, đặc biệt là ở vùng biển ven bờ quanh vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long và đảo Cát Bà; 8 khu vực dự phòng với diện tích khoảng 1,5 nghìn ha.

Khu vực ưu tiên khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên với tổng diện tích khoảng 164 nghìn ha, gồm: 3 khu vực ưu tiên khuyến khích phát triển du lịch (chưa xác định được diện tích), tập trung ở khu vực biển ven bờ tỉnh Quảng Ninh và đảo Cát Bà, Hải Phòng; 9 khu vực ưu tiên khuyến khích phát triển dịch vụ cảng, phân bố dọc bờ biển từ Quảng Ninh đến Nam Định…

Đối với chồng lấn giữa các hoạt động cho mục đích phát triển kinh tế, định hướng ưu tiên sử dụng biển xác định theo thứ tự:

(1) Du lịch và dịch vụ biển;

(2) Kinh tế hàng hải;

(3) Khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển khác;

(4) Nuôi trồng và khai thác hải sản;

(5) Năng lượng tái tạo và các ngành kinh tế mới.

tieu-de-nho-2-(2).png
quy-hoach-vung-bo-phat-trien-kinh-te-bien-xanh.jpg
Vùng bở biển Việt Nam ưu tiên phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Để quy hoạch tổng thể khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 thực sự phát huy hiệu quả, là công cụ pháp lý đủ mạnh giải quyết vấn đề phát triển kinh tế vùng ven biển gắn với bảo vệ tài nguyên môi trường, trách nhiệm của cơ quan liên quan khá nặng nề và nhiều việc phải ngay lập tức triển khai. Theo đó, Chính phủ đã giao Bộ TN&MT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển tổ chức, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch vùng bờ; định kỳ tổ chức đánh giá, rà soát, điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn theo quy định; công bố Quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Đồng thời, xây dựng và quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu thực hiện Quy hoạch vùng bờ; cung cấp thông tin về Quy hoạch vùng bờ vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch theo quy định. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp cần thiết để triển khai thực hiện thống nhất, hiệu quả Quy hoạch vùng bờ; rà soát, đề xuất ban hành các chính sách về quản lý tổng hợp biển, phát triển bền vững kinh tế biển.

quy-hoach-vung-bo-dam-bao-yeu-to-bao-ve-va-phat-trien-tai-nguyen-moi-truong-.jpg
Quy hoạch vùng bờ đảm bảo yếu tố bảo vệ và phát triển tài nguyên, môi trường

Các bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển bố trí nguồn lực, đề xuất cơ chế, chính sách để thực hiện hiệu quả các mục tiêu của Quy hoạch vùng bờ, bảo đảm tính đồng bộ giữa các quy hoạch trong hệ thống quy hoạch và các chiến lược liên quan; rà soát, điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp của quy hoạch bộ, ngành mình với Quy hoạch này.

Đặc biệt, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên vùng bờ theo Quy hoạch vùng bờ tại địa phương; Rà soát, điều chỉnh quy hoạch cấp tỉnh bảo đảm phù hợp với Quy hoạch này; hoàn thành việc công bố, cắm mốc giới hành lang bảo vệ bờ biển; xây dựng và triển khai chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ theo quy định.

cover-bien(1).png

Kim Liên