Xã hội

Thanh Hóa: Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển KT-XH

Tuyết Trang 10/10/2024 - 09:37

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa là tỉnh có số lượng thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến đứng đầu cả nước; tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được giải quyết trước hạn và đúng hạn đạt 99,51%. Việc trao đổi và xử lý văn bản hồ sơ liên thông trên môi trường mạng giữa các quan khối Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cả 03 cấp với tổng số lượt trao đổi, xử lý văn bản là trên 3,3 triệu lượt, tỷ lệ ký số cơ quan đạt 98%. Đó kết quả của Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và vai trò của công nghệ số trong phát triển kinh tế số ở Thanh Hóa.

Theo ông Mai Xuân Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban chỉ đạo chuyển đổi số cho biết: Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là những yêu cầu cấp thiết trong bối cảnh hiện nay, khi nền kinh tế và xã hội đang đối mặt với nhiều thách thức về môi trường và sự phát triển bền vững. Thực hiện việc chuyển đổi này mang lại nhiều lợi ích quan trọng, là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế. Chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là ứng dụng công nghệ thông tin mà yêu cầu tiên quyết là thay đổi quy trình nội tại, quy trình xử lý công việc, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu suất, tạo ra sản phẩm, dịch vụ mới. Chuyển đổi xanh không chỉ là phát triển, ứng dụng công nghệ hướng tới môi trường mà còn thay đổi cả quy trình sản xuất - kinh doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Sự kết hợp giữa chuyển đổi số và xanh tạo ra một mô hình phát triển bền vững, cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống.

anh-1.jpg
Bảo vệ rừng để đảm bảo phát triển xanh

Thực hiện chủ trương đó, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Kế hoạch hành động thực hiện giai đoạn 2021 - 2030, trong đó xác định 08 nhóm giải pháp chủ yếu với 105 nhiệm vụ cụ thể về tăng trưởng xanh. Với việc triển khai quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính và sự tham gia của người dân, doanh nghiệp, trong những năm qua, Thanh Hóa đạt được những kết quả tích cực về chuyển đổi số: Năm 2022, Thanh Hóa đứng thứ 15/63 tỉnh, thành phố trong cả nước về xếp hạng chuyển đổi số. Trong đó, chính quyền số xếp thứ 16, kinh tế số xếp thứ 14, xã hội số xếp thứ 13.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh cung cấp 1.680 dịch vụ công trực tuyến chiếm tỷ lệ 85%, trong đó: 974 dịch vụ công trực tuyến toàn trình và 706 dịch vụ công trực tuyến một phần; đã được tích hợp, đồng bộ dữ liệu đầy đủ, chính xác với Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

anh-2.jpg
Phát triển kinh tế biển xanh là mục tiêu của Thanh Hóa

Nền tảng chia sẻ, tích hợp của tỉnh đã cung cấp, chia sẻ, công khai 11 dịch vụ kết nối các phần mềm nội tỉnh và 15 dịch vụ kết nối bên ngoài; Cổng dữ liệu mở của tỉnh cung cấp 316 dữ liệu thuộc 15 lĩnh vực phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và người dân. Thanh Hóa đã kích hoạt thành công gần 2,6 triệu tài khoản định danh điện tử, 100% người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công trực tuyến được định danh và xác thực qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; thực hiện rà soát được gần 2,3 triệu mã số thuế cá nhân, đạt tỷ lệ 98,4%; tỷ lệ các doanh nghiệp thực hiện nộp thuế điện tử đạt 84%; 100% doanh nghiệp được tiếp cận và ứng dụng các nền tảng số trong hoạt động sản xuất kinh doanh; tổng số doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn là 615 doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Thanh Hóa chú trọng đến việc tuyên truyền về chuyển đổi số để thay đổi nhận thức của người dân, doanh nghiệp, qua đó làm thay đổi hành vi, thói quen, chuyển từ các phương thức truyền thống sang phương thức số, môi trường số, làm việc với công nghệ số... góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh.

anh-3.jpg
Bảo vệ rừng để đảm bảo phát triển xanh

Theo các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp công nghệ số hàng đầu Việt Nam đã định hướng mô hình tăng trưởng dựa trên kinh tế số trong bối cảnh quyết tâm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số, nâng cao tỷ trọng đóng góp của kinh tế số trong GRDP của tỉnh Thanh Hóa; chia sẻ các giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành, lĩnh vực; chuyển đổi số trong doanh nghiệp gắn với chuyển đổi xanh, tạo động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng suất lao động; giới thiệu các nền tảng, giải pháp số để chuyển đổi số và áp dụng vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh làm tăng năng suất, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp...

Định hướng mô hình tăng trưởng dựa vào đổi mới sáng tạo và kinh tế số tỉnh Thanh Hóa; Định hướng thúc đẩy Kinh tế số, Xã hội số tỉnh Thanh Hóa; Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, khuyến nghị cho Thanh Hóa; Chuyển đổi kép - xu hướng phát triển kinh tế bền vững; Giải pháp chuyển đổi số từ cơ sở đến quản lý nhà nước hướng tới nền kinh tế nông nghiệp xanh bền vững; Xây dựng hạ tầng số xanh hướng đến phát triển bền vững; Công nghệ thông tin và chuyển đổi kép trong doanh nghiệp.

Tuyết Trang